Đóng góp nhiều ý kiến sát thực tiễn, về vấn đề định giá đất

NGA -TRUNG - HÙNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 14/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng chủ trì hội nghị.

Đóng góp nhiều ý kiến sát thực tiễn, về vấn đề định giá đất - ảnh 1
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị (ảnh Trung-Hùng)

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết dự thảo luật được chuẩn bị bài bản, khoa học, công phu. Quá trình xây dựng dự thảo luật, cơ quan soạn thảo đã quán triệt tinh thần tổng kết, chỉ đạo các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về vấn đề đất đai.

Việc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) khẳng định vai trò quan trọng của đất đai trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân; phát huy trí tuệ của nhân dân; đưa thực tiễn, đòi hỏi của cuộc sống vào luật; là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực đất đai.

Gợi ý một số nội dung cần tập trung lấy ý kiến, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết tại các tỉnh phía Nam, đất đai là lĩnh vực hết sức quan trọng, nóng bỏng trước yêu cầu cấp thiết là giải phóng nguồn lực đất đai, đóng góp tốt hơn, hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh lương thực, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốt hơn, hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng chỉ ra một số vấn đề đặc thù về lịch sử, điều kiện tự nhiên liên quan đến nguồn gốc hình thành, mối quan hệ đất đai, ở các tỉnh phía Nam như: Hạn điền; hạn mức chuyển nhượng; chuyển dịch đất đai, thu hồi, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, hỗ trợ; quyền sử dụng đất ở gắn với đất vườn, ao, hồ; sử dụng đất đa mục đích, đất hỗn hợp để khai thác hiệu quả đất đai…

Đóng góp nhiều ý kiến sát thực tiễn, về vấn đề định giá đất - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị (ảnh Trung-Hùng)

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến xây dựng luật vừa sát với thực tiễn tại địa phương đồng thời phải theo đúng định hướng trong Nghị quyết 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang có tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp rất nhanh gắn với quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần tính toán hợp lý chỉ tiêu đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ, rừng tự nhiên… tại các tỉnh phía Nam, nhất là khu vực Tây Nam bộ, phù hợp để vừa bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới.

Về phân bổ, điều chỉnh nguồn lực đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh phải có công cụ điều tiết giá trị tăng lên từ đất đai ở những khu vực có điều kiện chuyển dịch đất đai để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ… sang những khu vực, địa phương, dự án, cộng đồng dân cư không phát sinh giá trị tăng lên từ đất đai, hoặc hạn chế trong chuyển dịch đất đai.

Đơn cử, các tỉnh Tây Nam bộ rất hạn chế chuyển dịch đất nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực, giữ rừng phòng hộ, rừng tự nhiên,… thì phải có cơ chế điều tiết lợi ích thu được từ đất đai ở các địa phương khác. Tương tự, hoạt động chuyển dịch đất đai không chỉ hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân và Nhà nước tại nơi triển khai dự án mà cần điều tiết lợi ích, bảo đảm công bằng giữa các cộng đồng, địa phương khác.

Yêu cầu đặt ra của Luật Đất đai (sửa đổi) là phải phù hợp với điều kiện lịch sử, tự nhiên, văn hóa của các vùng, miền; vừa bảo đảm tính đa dạng, sự giao thoa trong chính sách quản lý, phân bổ đất đai, vừa bảo đảm quyền tiếp cận đất đai công bằng của mọi người dân.

Lãnh đạo các tỉnh phía Nam đánh giá dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ bản đã thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 18-NQ/TW, có những điểm mới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng đất.

Đóng góp nhiều ý kiến sát thực tiễn, về vấn đề định giá đất - ảnh 3
Ông Nguyễn Văn Giàu, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phát biểu (ảnh Trung-Hùng)

Ông Nguyễn Văn Giàu, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng quá trình xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bám sát chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về đất đai.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét, tiếp tục cụ thể hóa nội dung về trường hợp giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm; cơ chế giao đất, cho thuê đất sản xuất nông nghiệp;…

Từ kinh nghiệm quản lý đất đai tại địa phương, lãnh đạo UBND các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Tháp… đóng góp nhiều ý kiến sát thực tiễn, về vấn đề định giá đất; bổ sung các điều, khoản thu hồi đất, bồi thường, tái định cư… tương thích với các luật, nghị định có liên quan; thẩm quyền của địa phương về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển quỹ đất…

Nhiều ý kiến còn băn khoăn về phương án xây dựng bảng giá đất, cơ chế cập nhật, điều chỉnh giá đất khi có biến động trên thị trường; phân cấp trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương… được quy định trong dự thảo luật.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An giang cho rằng, có ý kiến không đồng tình vì cho rằng hệ thống tòa án các cấp đang quá tải, trong khi cơ quan hành chính mới là đơn vị am hiểu rõ hơn về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, việc giải quyết sẽ nhanh hơn cơ quan tư pháp vì có thể quyết định được vấn ngay (giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Ngoài ra, nếu chỉ giao cho cơ quan tòa án hạn chế quyền lựa chọn của công dân, án phí cao không có lợi cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Giàu, cần nghiên cứu sâu hơn về một số phương thức nhằm thu thập, cập nhật dữ liệu về giao dịch bất động sản, sử dụng các công cụ điều tiết thị trường của nhà nước để giá đất sát với giá trị thị trường. 

Đóng góp nhiều ý kiến sát thực tiễn, về vấn đề định giá đất - ảnh 4
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá các ý kiến tại hội nghị tập trung vào những vấn đề người dân quan tâm, nhất là những nút thắt, hạn chế, trong quá trình chuyển dịch đất đai trở thành nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lực lượng lao động.

Công tác lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được các tỉnh phía Nam thực hiện bài bản, khoa học, nhiều hình thức phong phú, là cơ sở khoa học, thực tiễn để xem xét, bổ sung, hoàn thiện dự thảo; huy động thực chất đóng góp trí tuệ của người dân.

Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi về chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là phải bảo đảm lợi ích, giá trị phát triển hài hòa trong từng dự án, với người dân, giữa các cộng đồng dân cư, khu vực, vùng miền.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Hội LHPN Hà Nội với Hội LHPN Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn 2022- 2025, chiều ngày 12/5, trong chương trình Đoàn công tác Hội LHPN Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội LHPN Hà Nội.
Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

(PNTĐ) - Từ ngày 10/5 đến 14/5,  nhận lời mời của đồng chí Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, thực hiện biên bản biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2025 giữa Hội LHPN Hà Nội và Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào), Đoàn đại biểu Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.