Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), căn cứ pháp lý quan trọng để Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đặc thù, bảo vệ môi trường

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Là một trong hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của cả nước, Thủ đô Hà Nội thu hút nhiều nguồn lao động đến sinh sống và làm việc, dẫn đến sự quá tải về hạ tầng đi cùng với quá trình đô thị hóa nhanh khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này đặt ra bài toán khó cho các cấp ủy, chính quyền Hà Nội về phát triển đô thị nhưng vẫn bảo vệ được môi trường.

Tới đây, khi Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đặc thù bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

Hà Nội hiện có tổng dân số gần 9 triệu người, mật độ dân số cao gấp 8,2 lần so với cả nước. Mặc dù Thành phố đã tích cực triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường, nhưng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt áp lực ngày càng lớn về tốc độ đô thị hóa nhanh đã tác động tiêu cực đến môi trường.

Đánh giá của các cơ quan chức năng cũng như từ thực tiễn cho thấy, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng đổ trộm chất thải sinh hoạt, phế thải xây dựng đã gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nan giải này là do gia tăng lượng chất thải sinh hoạt, trong khi đó, việc thu gom và xử lý chưa triệt để.

Trung bình mỗi ngày Hà Nội có khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt nhưng chỉ thu gom, xử lý đạt 80 - 85%. Số rác thải tồn đọng bị vứt đổ bừa bãi tại các kênh, mương, ao hồ hay các khu đất trống, ven trục đường giao thông... dẫn đến môi trường bị ô nhiễm khá nghiêm trọng.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Lưu Thị Thanh Chi khẳng định, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và khí hậu, nhất là vấn đề ô nhiễm không khí có nguy cơ gia tăng. Đây là điều đáng lo ngại cho sức khỏe người dân Thủ đô, vấn đề cấp bách cần sớm giải quyết.

Về tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ông Tôn Tuấn Nghĩa, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam chia sẻ, Hà Nội là thành phố đứng thứ 8 trên thế giới về ô nhiễm không khí. Trung bình hằng năm, bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội cao gấp 9 lần tiêu chuẩn thế giới.

"Mỗi năm ở Việt Nam có ít nhất 70.000 người tử vong vì căn bệnh liên quan đến hô hấp, do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm và thiêt hại về kinh tế - xã hội khoảng 13 tỉ USD/năm, tương đương 4% GDP của đất nước. Do vậy, không khí sạch là điều kiện cần thiết cho sự phát triển con người, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững"- ông Tôn Tuấn Nghĩa cho hay.

Phân tích nguyên nhân, một số chuyên gia môi trường cho rằng, nguồn phát thải chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội đến từ ngành sản xuất công nghiệp, chiếm 35%; phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch 25%; xây dựng, đốt rác, phụ phẩm nông nghiệp 22%...

Thời gian qua, TP Hà Nội đã luôn quan tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, cải thiện môi trường hướng tới phát triển đô thị xanh, bền vững. Cụ thể, Hà Nội đã thực hiện đầu tư, hoàn thiện hệ thống quan trắc tại các khu vực ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm; công khai kết quả quan trắc trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, dự báo, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Công tác ngầm hóa hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc kết hợp trồng cây xanh, chỉnh trang hè phố được thực hiện đồng bộ. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp và văn minh hơn.

Đặc biệt, Hà Nội chú trọng phát triển các không gian xanh, không gian công cộng ngoài trời phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị đã được chú trọng, nhiều không gian công cộng theo dạng tích hợp công viên, vườn hoa, quảng trường và hồ nước được đầu tư xây dựng trong các khu đô thị mới quy mô lớn trên địa bàn Thành phố.

Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ ở Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội cần diện tích không gian xanh bình quân 2,43 m2/người.

Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến việc cải tạo, nâng cấp hệ thống vườn hoa, công viên trong khu vực đô thị trung tâm, tạo nên những không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng của Thủ đô.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), căn cứ pháp lý quan trọng để Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đặc thù, bảo vệ môi trường - ảnh 1
“Chung tay hành động vì không khí sạch, thành phố xanh” là thông điệp được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phát động hưởng ứng nhân Ngày Môi trường thế giới 5-6-2024. Ảnh minh họa.

UBND thành phố Hà Nội đã triển khai kế hoạch, tiến hành xây dựng các dự án công viên cây xanh, hồ điều hòa tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông… Đặc điểm chung của các công viên này là không gian xanh và diện tích mặt nước rộng, có khả năng cân bằng sinh thái, mang đến môi trường sống trong lành và cảnh quan hiện đại, nâng cao chất lượng sống cho cư dân khu vực.

Các công viên lớn Hà Nội hiện có như: Công viên Thủ Lệ, Bách Thảo (quận Ba Đình), Thống Nhất, Tuổi trẻ (quận Hai Bà Trưng) có diện tích từ 10-50ha, cùng với các khu vực mặt nước tự nhiên gắn với không gian mở, vườn hoa đã góp phần tạo cảnh quan và cải tạo vi khí hậu cho khu vực. Trong đó, các công viên như: Thủ Lệ, Thống Nhất, Tuổi Trẻ đã có quy hoạch chỉnh trang, nâng cấp theo hướng văn minh, hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất, đáp nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi đang tăng nhanh…

Với nhiều nỗ lực các nhóm chỉ tiêu tăng trưởng xanh trên địa bàn TP Hà Nội đã và đang được cải thiện, nhưng đến nay vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại trong các chỉ tiêu tăng trưởng. Cụ thể, quỹ đất dành cho tăng tỉ lệ diện tích cây xanh còn hạn hẹp. Các công viên, vườn hoa được quản lý hiện là những công trình đã hình thành từ lâu, trải qua nhiều thời kỳ phát triển và tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận nội thành (4 quận nội thành cũ), với kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật ở mức khá và trung bình.

Các công viên, vườn hoa chủ yếu tập trung nhiều ở các quận nội thành nhưng phân bố không đồng đều. Hiện TP Hà Nội đang rất thiếu những không gian xanh, sân chơi tại các khu dân cư tập trung đông như: Khâm Thiên, Văn Chương ở Đống Đa, khu vực Hoàng Mai, Hai Bà Trưng… Đáng chú ý, việc tìm quỹ đất trống để xây dựng các công viên, vườn hoa tại những khu vực này rất khó khăn.

PGS.TS Lê Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, Hà Nội cần thiết phải phát triển cải tạo và tái thiết các không gian đô thị xanh, đặc biệt là đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội. Bởi trong những năm qua, Hà Nội có tốc độ đô thị hóa cao, quá trình mở rộng và phát triển đô thị đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của đô thị hóa, gia tăng nhanh chóng của dân số cơ học đã tạo ra nhiều thách thức về chất lượng môi trường sống.

Cụ thể, trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, hệ thống vành đai xanh, hành lang xanh được xem là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển hướng tới một đô thị xanh, văn minh, hiện đại. Thế nhưng, hiện tại hệ thống vành đai xanh, hành lang xanh đang bị xâm phạm, bị chia cắt nhỏ, thiếu sự kết nối thành tuyến, trục, để tạo ra không gian xanh thực sự cho đô thị.

Mặc dù thời gian qua Hà Nội đã và đang chú trọng việc phát triển các không gian công cộng, không gian xanh. Hình thái và mô hình phát triển chủ yếu tại các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã tạo nên bộ mặt đô thị hấp dẫn, tuy nhiên việc phát triển hỗn hợp (cao tầng, thấp tầng) làm mật độ xây dựng tăng cao, còn thiếu các không gian, chức năng công cộng, công viên vườn hoa.

PGS.TS Lê Quân cho biết, trong dự thảo định hướng và tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh rõ quan điểm phát triển không gian xanh, không gian công cộng đô thị. Cụ thể, phát triển không gian theo chiều cao trên mặt đất, hạ thấp tỉ lệ diện tích đất cho xây dựng, tăng không gian xanh, không gian công cộng, bảo vệ không gian sông hồ, cảnh quan mặt nước...

Bên cạnh đó, mở rộng không gian đô thị xanh, hiện đại, thông minh, xây dựng đô thị đặc sắc kết hợp cây xanh, mặt nước, văn hóa, lịch sử hòa quyện với các lợi thể cảnh quan thiên nhiên có chất lượng môi trường cao...

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.