Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Đưa công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi Thủ đô vững bước phát triển trong giai đoạn mới

PHẠM HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 29/9, phát biểu tại Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội lần thứ XVI, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Đinh Tiến đề nghị tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố quan tâm chỉ đạo, làm tốt hơn nữa 5 nội dung.

Hoan nghênh tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ của tuổi trẻ Thủ đô, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhìn nhận, việc đại hội đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp, với 10 chỉ tiêu, 8 đề án và đặc biệt là 2 khâu đột phá về “Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp có phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” và “Xung kích trong ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” sẽ là tiền đề để Ban Chấp hành khóa mới phát huy năng lực sáng tạo, phẩm chất, tính năng động, bản lĩnh; thể hiện rõ vai trò là hạt nhân lãnh đạo, triển khai các hoạt động, phong trào; đưa công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi Thủ đô vững bước phát triển trong giai đoạn mới.

Bí thư Thành ủy đề nghị tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố quan tâm chỉ đạo, làm tốt hơn nữa một số nội dung:

Một là, các cấp bộ Đoàn Thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đặc biệt là nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng xây dựng Thủ đô và nhận thức rõ sứ mệnh, trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục kiên trì, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên tích cực học tập, nghiên cứu; triển khai hiệu quả và thực chất việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ngoài việc coi trọng giáo dục đoàn viên, thanh niên qua thực tiễn phong trào, Đoàn cần lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp, thu hút với từng lứa tuổi, đối tượng đoàn viên, thanh thiếu nhi; không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới cách thức tuyên truyền, giáo dục của Đoàn. Trong đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tư tưởng, lối sống lệch lạc, thực dụng, ích kỷ; chống tâm lý ngại khó, ngại khổ, cần thực hiện tốt phương châm “Lấy thanh niên để giáo dục thanh niên”, bởi “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Hai là, cùng với chủ đề và cũng là quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ và Nhân dân Thủ đô đã được xác định trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là: “…khơi dậy ý chí, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, tổ chức Đoàn cần mạnh dạn xung phong, đảm nhận và triển khai hiệu quả những khâu khó, việc mới, nội dung công tác phù hợp với vai trò của tuổi trẻ mà Đoàn và thanh niên là thế mạnh.

Đưa công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi Thủ đô vững bước phát triển trong giai đoạn mới - ảnh 1
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo tại Đại hội

Tổ chức Đoàn cần tạo môi trường và cơ hội cho thanh niên rèn luyện, hoàn thiện và trưởng thành, nhất là trong đổi mới sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ, tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khuyến khích thanh niên đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, ứng dụng khoa học - công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; tiên phong trong khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Ba là, chủ động, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo các quy định ban hành kèm theo Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị khóa XI về quy chế giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhất là đối với các chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, Quyết định số 2200 của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.

Bốn là, tiếp tục làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, thanh thiếu nhi; làm tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân Thủ đô. Trong nhiệm kỳ mới, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Thành phố cần xác định, chỉ đạo triển khai các phong trào hành động cách mạng, các chương trình đồng hành với thanh niên đảm bảo thực chất, lan tỏa, rộng khắp, đảm bảo tính định hướng và hiệu quả, bền vững, sáng tạo trong đó chú trọng lấy thanh thiếu nhi làm trung tâm, chủ thể của hoạt động gắn sát với yêu cầu của đời sống xã hội và nhiệm vụ chính trị được giao.

Lựa chọn những mô hình, cách làm, phần việc vì cộng đồng, vì xã hội hiệu quả để nhân rộng theo hướng có chiều sâu, bền vững trong toàn Đoàn. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm hỗ trợ lâu dài, kịp thời lắng nghe mong muốn, nguyện vọng và chăm lo chính đáng cho thanh thiếu nhi.

Năm là, cần tập trung xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, đổi mới phương thức hoạt động trong thời kỳ mới, phải thể hiện được khả năng dẫn dắt, hỗ trợ các tổ chức Đoàn trong các phong trào, hoạt động. Đoàn Thanh niên cần năng động trong mọi hoạt động, tự chỉnh đốn, tự đổi mới để đại diện được tiếng nói, quyền và lợi ích chính đáng của thế hệ trẻ trong từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ khác nhau; phải tạo được môi trường bình đẳng, trong sáng, nghĩa tình để cán bộ, đoàn viên, thanh niên rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn cán bộ trẻ có chất lượng cho Đảng. Cần tập trung nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn; coi trọng bổ sung kiện toàn tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp cả về phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm công tác vận động thanh niên.

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.