Giải pháp nào cho việc thúc đẩy tự do kinh doanh tại Việt Nam?

TIỂU LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 6/12, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Friedrich Naumann for Freedom (FNF) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường” hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

Giải pháp nào cho việc thúc đẩy tự do kinh doanh tại Việt Nam?  - ảnh 1
TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu tại hội thảo.

Trong bối cảnh thị trường kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, sự suy giảm tiêu dùng và cầu hội nhập dẫn đến các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất đã tác động khá mạnh đến các doanh nghiệp của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố bên ngoài tác động mạnh đến nền kinh tế của Việt Nam có thể kể đến như: Mâu thuẫn chính trị ngày càng gia tăng giữa Nga và Ukraina; Biến đổi khí hậu toàn cầu; Cách mạng Công nghiệp 4.0 với tốc độ cấp số nhân.

Phát biểu tại hội nghị, TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã chỉ ra sự “lạc quan” nhất thời trong kinh tế của Việt Nam mà chúng ta cần nhận thức đúng đắn và có chính sách phù hợp để giải quyết. Theo ông, về mặt số liệu có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2022 đã có sự gia tăng nhưng không kéo dài và nó tiếp tục bị suy giảm vào quý 4 cùng năm. Trong khi đó, thị trường tài chính đang diễn biến khá phức tạp, niềm tin thị trường bị lung lay và thanh khoản thị trường suy giảm, chỉ ở mức thấp. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Hậu quả là giải thể, phá sản, thu hẹp sản xuất dẫn đến hàng chục nghìn công nhân bị mất việc làm. Do vậy mà để hướng đến sự phát triển lâu dài là cả một thách thức lớn đối với Việt Nam.

Giải pháp nào cho việc thúc đẩy tự do kinh doanh tại Việt Nam?  - ảnh 2
Các chuyên gia thảo luận tại hội nghị

Theo đó, TS. Nguyễn Đình Cung cũng đưa ra 3 mục tiêu hành động của nhà nước khi đối mặt với những tác động bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến Việt Nam. Thứ nhất, nhà nước tiếp tục duy trì, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát bằng các giải pháp phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Thứ hai, nhà nước có phương án cải cách thể chế đủ mạnh, nhất quán hướng theo thị trường để tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Cuối cùng là sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua các FTAs song phương, đa phương cần được chú trọng. Để thực hiện được 3 mục tiêu trên thì nhà nước cũng cần chú ý đến việc truyền thông mạnh mẽ và hiệu quả.

Giải pháp nào cho việc thúc đẩy tự do kinh doanh tại Việt Nam?  - ảnh 3
Ông Fred McMahon, Chủ trì nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser (Canada) phát biểu

Ông Fred McMahon, chủ trì nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser (Canada) cho hay, Việt Nam đang đứng ở vị trí 113 trong bảng xếp hạng tự do kinh tế trên toàn cầu. Điều đó cho thấy rằng nền kinh tế tại Việt Nam còn khá nghèo nàn. Thay vào đó, đây cũng chính là bước đà tăng trưởng giúp Việt Nam có thể nhìn nhận và đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy kinh tế trong thời gian tới.

Ông Fred McMahon coi đó là một lợi thế của Việt Nam bởi tại đây chi phí hoạt động khá thấp sẽ thu hút được rất nhiều đầu tư nước ngoài, cụ thể là GDP của Việt Nam đã tăng đến 25% trong khi các quốc gia giàu lại rất khó để có thể tăng trưởng thêm 2-3%. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này và có những chính sách với mục tiêu lâu dài để ổn định được sự tăng trưởng của mình.

Tại phiên thảo luận, các chuyên gia cùng nhau đưa ra những quan điểm và kiến nghị trong việc đẩy mạnh cải cách thể chế nhằm thúc đẩy quyền tự do kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư hậu Covid-19.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu từ 1/7/2026, Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1

Thủ tướng yêu cầu từ 1/7/2026, Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1

(PNTĐ) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 20 ngày 12/7 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1.
Hà Nội gặp mặt, biểu dương điển hình tiên tiến tiêu biểu của Công an Thủ đô

Hà Nội gặp mặt, biểu dương điển hình tiên tiến tiêu biểu của Công an Thủ đô

(PNTĐ) - Chiều 11/7, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Gặp mặt, biểu dương điển hình tiên tiến tiêu biểu của Công an Thủ đô và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).
Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

(PNTĐ) - Thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội và một số ban, bộ, ngành liên quan. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, lãnh đạo các bộ, ban, ngành.
Hà Nội chăm lo chu đáo cho người có công

Hà Nội chăm lo chu đáo cho người có công

(PNTĐ) - Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7. Đồng chí Nguyễn Huy Cường - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, bà Lê Thị Ánh Mai - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, ông Kiều Thanh Hùng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội chủ trì hội nghị.