Hà Nội bảo đảm đủ hàng hoá cung ứng, người dân an tâm

Chia sẻ

Sau Chỉ thị của Thủ tướng về cách ly xã hội 15 ngày từ 0h ngày 1/4, chiều 31/3, nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích và chợ dân sinh tại Hà Nội, lượng người mua sắm đông hơn trước, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh, đồ khô...

Các quầy hàng ở chợ Thành Công đáp ứng đủ nhu cầu người dânCác quầy hàng ở chợ Thành Công đáp ứng đủ nhu cầu người dân

Tại điểm bán của hệ thống siêu thị Vinmart trên phố Lương Khánh Thiện, quận Hoàng Mai, từ chiều ngày 31/3, lượng khách mua hàng tăng hơn so với những ngày trước. Hầu hết khách hàng đến siêu thị đều đeo khẩu trang. Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất trong chiều nay là rau xanh, thịt tươi sống, sữa, bánh... Chị Nguyễn Hồng Nga ở ngõ 51, phố Lương Khánh Thiện, Hà Nội - cho biết: nhà có trẻ nhỏ và người cao tuổi nên chị mua thêm một số mặt hàng thực phẩm khô cho yên tâm và để hạn chế di chuyển nhiều ra đường.

Tại một số siêu thị khác như Big C, Intimex... chiều nay (31/3) cũng ghi nhận lượng người đến mua hàng đông hơn mọi khi. Các mặt hàng như rau xanh, trứng, thịt, các loại bánh mỳ, bánh ngọt... được tiêu thụ mạnh. Người dân đến mua hàng đều có ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, thậm chí có người cẩn thận đeo kính trắng hoặc sử dụng tấm chắn trong suốt bên ngoài. Không khí mua sắm tấp nập nhưng không có cảnh chen lấn, xô đẩy. Bác Hồ Thị Hà ở phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm - cho biết: "Tôi mua thêm mỗi loại một ít để dùng cho 1-2 ngày tới chứ không có tâm lý tích trữ quá nhiều, hàng hoá thực phẩm luôn được ưu tiên cung cấp nên tôi yên tâm, một vài hôm tới, cần gì lại ra siêu thị mua, vừa tươi ngon vừa đỡ khổ".

Trước nhu cầu mua sắm tăng nhanh, nhiều siêu thị vừa tăng cường nhân viên chuyển hàng ra kệ vừa liên tục thông báo trên loa về thời gian mở cửa, lượng hàng cung ứng, khuyến cáo người dân giữ khoảng cách an toàn (cách nhau 2m) khi mua sắm, chờ thanh toán để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.  

Lượng người mua hàng tại nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội cũng tăng. Đến 16h chiều nay, tại một số  chợ như chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy; chợ Nhân Chính, quận Thanh Xuân; chợ Bắc Qua, quận Hoàn Kiếm... nhiều quầy rau xanh, thực phẩm đều hết hàng, giá cả tăng nhẹ so với những ngày trước đó. Chị Lê Thị Mây ở huyện Thường Tín cho hay: thường thì chị không bán hàng buổi chiều nhưng mấy hôm tới sẽ nghỉ bán hàng để phòng chống dịch, hạn chế đi lại nên chiều nay, chị cắt thêm đợt rau mới vừa bán thêm cho khách quen. Gánh rau chiều, chị Mây nhờ thêm con gái bán cùng để tránh trường hợp khách hàng túm tụm đông, không đảm bảo an toàn sức khoẻ cho mình lẫn những người xung quanh. 

Trước những biến động của thị trường, nhằm hạn chế tình trạng găm hàng tăng giá, Sở Công thương đã đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội yêu cầu các đội quản lý thị trường tại quận, huyện thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình thị trường, cung cầu các nhu yếu phẩm; thành lập đoàn kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi đầu cơ, găm giữ hàng, vi phạm về giá bán, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm… khi dịch bệnh diễn ra.

Cơ quan chức năng kiểm tra và hướng dẫn siêu thị xếp hàngCơ quan chức năng kiểm tra và hướng dẫn siêu thị xếp hàng

Về nguồn cung hàng hoá, trao đổi với phóng viên chiều 31/3, Phó giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan khẳng định: trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Công thương đã chủ động triển khai các giải pháp ổn định thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân với giá cả ổn định, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến. Đối với các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, Sở Công thương yêu cầu bố trí hàng hoá đầy đủ trên các kệ, trong kho, tính toán và xây dựng phương án vận chuyển hàng hoá từ các kho của hệ thống vào siêu thị đảm bảo nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất.

Theo đại diện của một số doanh nghiệp, nhà phân phối, TP Hà Nội đã cấp phép cho các phương tiện vận tải hoạt động 24 giờ/ngày và 7/7 ngày để tăng cường vận chuyển hàng hóa trong nội thành và từ các tỉnh về thẳng kho hàng của đơn vị phân phối đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống phân phối, đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân. Với hệ thống đường giao thông được nâng cấp, phương tiện lưu thông thuận lợi như hiện nay, chỉ mất từ 2-3 tiếng đồng hồ là hàng hóa, nông sản từ các tỉnh lân cận trong khu vực phía Bắc đã được chuyển về Hà Nội.

Lãnh đạo Sở Công thương cũng nhấn mạnh: TP Hà Nội đã xây dựng các kịch bản với 5 cấp độ bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa cho người dân. Trong đó, cấp độ 1 là có trường hợp bệnh xâm nhập trên địa bàn; cấp độ 2 là khi dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn; cấp độ 3 là  có từ 20 đến trên 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên và có nhiều khu vực cách ly thuộc địa bàn nhiều quận, huyện; khi đó nhu cầu mua hàng tăng cao (từ 50% đến 100%) so với ngày bình thường. Ở cấp độ 1, 2, 3, Sở chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện điều tiết, luân chuyển hàng hóa không để xảy ra tình trạng thiếu hàng;  Sở Công thương Hà Nội cũng đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phối hợp, hỗ trợ giới thiệu, kết nối với các đơn vị cung ứng mặt hàng mà Hà Nội đang xảy ra biến động để đưa về Hà Nội.

Cấp độ 4 là trên địa bàn có hơn 1.000 - 3.000 trường hợp mắc bệnh, 30 quận huyện đều có khu cách ly; khi đó nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng mạnh trong nhiều ngày. Cấp độ 5 là  có từ hơn 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc bệnh khiến cho khoảng trên 2 triệu người dân TP có nguy cơ lây nhiễm cao; khi đó người dân trên địa bàn chỉ ra khỏi nơi ở để mua nhu yếu phẩm, lượng hàng hóa cần cung ứng cho người dân trên địa bàn tăng đột biến. Đối với hai cấp độ này, TP sẽ tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối dồn tổng lực hàng hóa về địa bàn Thủ đô; mở thêm các kho dự trữ hàng, các điểm bán trên các quận, huyện, thị xã; cần thiết lập thêm các kho dã chiến; Sở Công thương chủ động cùng các doanh nghiệp liên hệ với các tỉnh, thành đưa hàng hóa về Hà Nội phục vụ nhân dân trong thời gian ngắn nhất.

Nhóm phóng viên

Tin cùng chuyên mục

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

(PNTĐ) - Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối (5/5) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện đã đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 5/5, gần 32.000 hội viên, phụ nữ Thủ đô với những trang phục như áo dài, áo dân tộc, áo cờ đỏ sao vàng...  đã đồng loạt thực hiện ấn tượng màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn, trên nền nhạc 3 ca khúc: Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên và Inh lả ơi.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.