Hà Nội đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách để tập trung phòng, chống bão

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, hồi 04h00 ngày 07/9/2024, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông; cách Móng Cái khoảng 180 km về phía Đông Nam, cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166 km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/h.

Mực nước các hồ chứa nước chính đã ở mức cao

Dự báo từ sáng ngày 07/9, các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10; thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.

Hà Nội đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách để tập trung phòng, chống bão - ảnh 1
Ô tô hư hỏng do bị cây xanh gãy, đổ tại Hà Nội vào chiều tối 6/9.

Hiện tại đã bắt đầu xuất hiện mưa, dông trên địa bàn Thành phố. Tổng lượng mưa tính từ 07h00’ ngày 06/9/2024 đến 07h00’ ngày 07/9/2024 như sau:

TT

Điểm đo

Lượng mưa (mm)

Ghi chú

1

Láng

20,0

 

2

Hà Đông

19,0

 

3

Sơn Tây

29,2

Trạm Thủy văn

4

Ba Vì

17,6

Trạm Trung Hà

5

Hoàn Kiếm

13,5

 

6

Thượng Cát

20,4

 

7

Ứng Hòa (Ba Thá)

38,4

 

8

Sơn Tây

60,2

Trạm Khí tượng

9

Ba Vì

50,8

Trạm Khí tượng

Thời điểm hiện tại (07h ngày 07/9), hồ Thác Bà mở 02 cửa xả mặt, hồ Hòa Bình mở 01 cửa xả đáy.

 Mực nước các sông chính, sông nội địa trên địa bàn Thành phố đang ở mức thấp, dưới báo động I. Cụ thể:

TT

Trạm thuỷ văn

Sông

Mực nước thực đo (m)

Mực nước BĐ I/II/III (m)

Ghi chú

7h00
06/9/2024

7h00
07/9/2024

1

Trung Hà (Ba Vì)

Đà

7,00

7,29

15,0/16,0/17,0

 

2

Sơn Tây

Hồng

5,08

5,38

12,4/13,4/14,4

 

3

Hà Nội (Long Biên)

Hồng

3,08

3,98

9,5/10,5/11,5

 

4

An Cảnh (Thường Tín)

Hồng

3,12

3,29

7,2/8,2/9,1

 

5

Thượng Cát

Đuống

3,14

3,43

9,0/10,0/11,0

 

6

Ba Thá (Ứng Hòa)

Đáy

2,22

2,59

5,5/6,5/7,5

 

7

Vĩnh Phúc (Quốc Oai)

Tích

4,60

5,39

6,4/7,2/8,0

 

8

Kim Quan (Thạch Thất)

Tích

5,10

5,99

6,8/7,6/8,4

 

9

Yên Duyệt (Chương Mỹ)

Bùi

3,23

3,97

6,0/6,5/7,0

 

10

Đồng Quan

Nhuệ

1,55

1,82

4,0/4,4/4,7

 

11

Mạnh Tân (Đông Anh)

Cà Lồ

2,42

2,64

6,0/7,0/8,0

 

12

Lương Phúc (Sóc Sơn)

Cầu

2,55

2,85

6,0/7,0/8,0

 

- Mực nước các hồ chứa nước chính trên địa bàn Thành phố đang cao, xấp xỉ mực nước thiết kế và xả tràn. Cụ thể:

TT

Tên hồ

Mực nước (m)

Mực nước

thiết kế
(m)

 

Ghi chú

07h00 ngày 06/9/2024

7h00 ngày 06/9/2024

1

Đồng Mô

20,75

20,58

21,50

 

2

Suối Hai

25,29

25,31

24,85

Vượt ngưỡng tràn 0,46 m

3

Mèo Gù

30,24

30,26

30,20

Vượt ngưỡng tràn 0,06 m

4

Tân Xã

12,08

12,14

12,00

Vượt ngưỡng tràn 0,14 m

5

Xuân Khanh

19,52

19,53

19,30

Vượt ngưỡng tràn 0,23 m

6

Đồng Quan

18,11

18,09

18,00

Vượt ngưỡng tràn 0,09 m

7

Đền Sóc

29,18

29,14

29,20

 

8

Ban Tiện

39,76

39,76

39,75

Vượt ngưỡng tràn 0,01 m

9

Đồng Đò

36,96

36,66

39,41

 

10

Kèo Cà

21,65

21,65

21,50

Vượt ngưỡng tràn 0,15 m

11

Quan Sơn

5,77

5,83

5,80

 

12

Văn Sơn

19,46

19,51

19,50

Vượt ngưỡng tràn 0,01 m

13

Miễu

39,47

39,51

39,50

Vượt ngưỡng tràn 0,01 m

14

Đồng Sương

18,19

18,25

18,20

Vượt ngưỡng tràn 0,05 m


Tính đến 07h00’ ngày 07/9/2024, trên địa bàn Thành phố có 07 người bị thương vong do cây đổ, cụ thể:

Quận Hoàng Mai: Theo báo cáo số 38/BCH ngày 06/9/2024 của BCH PCTT và TKCN quận Hoàng Mai, trên địa bàn quận có 01 người chết (Lê Thị Tình, sinh năm 1983) và 01 người bị thương (Hoàng Sỹ Long, sinh năm 1992) do cây đổ.

 Quận Hoàn Kiếm: 03 người bị thương.

 Quận Hai Bà Trưng: 02 người bị thương.

 Thiệt hại về tài sản:

Quận Hà Đông: 01 xe ô tô 4 chỗ và 01 xe ô tô khách bị hư hỏng do cây đổ.

 Quận Hai Bà Trưng: 01 xe máy hư hỏng do cây đổ. 

Về tình hình cây đổ, cành gãy: theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội có 402 cây đổ, cành gãy, trong đó cây đổ là 200 (Hai Bà Trưng 05 cây, Hoàn Kiếm 2 cây, Ba Đình 01 cây, Đống Đa 14 cây, Cầu Giấy 17 cây, Thanh Xuân 16 cây, Long Biên 11 cây, Đại Lộ Thăng Long 14 cây, Hà Đông 03 cây, Hoàng Mai 12 cây, Nam Từ Liêm 05 cây, Bắc Từ Liêm 01 cây, Thanh Trì 21 cây, Ba Vì 03 cây, Đông Anh 05 cây, thị xã Sơn Tây 70 cây) và 202 cành gãy.

 Huyện Hoài Đức: một số cột điện bị gãy đổ làm mất điện khoảng 2.517 hộ gia đình.

 Thị xã Sơn Tây: 04 cột điện bị đổ, 03 hộ dân bị tốc mái nhà lợp tôn, 01 chuồng bò bị sập mái;

 Huyện Thanh Trì: gãy đổ 1 cột điện, 252 hộ gia đình mất điện (đã được cấp trở lại).

Còn lại các địa phương, đơn vị khác báo cáo không có tình hình thiệt hại.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội: Đến thời điểm 06h00’ ngày 7/9/2024, trên địa bàn Thành phố không có điểm úng ngập.

Công ty tiếp tục vận hành các trạm bơm: Trạm bơm Đồng Bông 1 (mới) vận hành 3/3 bơm; Trạm bơm Cổ Nhuế vận hành 2/4 bơm; Trạm bơm DPS (Bắc Thăng Long - Vân Trì) vận hành 01/04 bơm; Trạm bơm Yên Sở vận hành 6/15 bơm khẩn cấp, 0/5 bơm thông thường.

Theo báo cáo của các công ty thủy lợi, tính đến thời điểm 7 giờ 00 ngày 07/9/2024 tình hình úng ngập như sau: 02 ha lúa của huyện Thạch Thất bị ngập sâu; một số diện tích lúa bị đổ (Chương Mỹ 16 ha, Phú Xuyên 13 ha, Thanh Trì 8 ha).

 Theo báo cáo của các huyện, thị xã và Công ty Thủy lợi, đến 7h ngày 07/9/2024, vận hành 09 trạm bơm tiêu với 32 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 79.300m3/h.

Công ty thủy lợi quản lý

Tổng số trạm

Tổng số máy

Trong đó loại máy bơm (1.000 m3/h)

Tổng lưu lượng (1.000 m3/h)

43,2

13

11

8,4

8

6,4

4

3,6

2-3

1,1-1,8

1

Tổng:

9

32





2


9


7


14

79.300

Hà Nội

2

17

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

10

24.500

Sông Nhuệ

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Sông Đáy

2

4

 

 



 

 

4

 

 

 

 

16.000

Sông Tích

5

11

 

 



2


5




4

38.800

Khẩn trương ứng phó với bão

Trước sự đổ bộ của bão số 3, cả hệ thống chính trị của Hà Nội đã vào cuộc.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 06/9/2024 về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024. Trong đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các Phó Chủ tịch UBND thành phố căn cứ lĩnh vực công tác, nội dung công việc, đơn vị và địa bàn phụ trách, chủ động xuống các đơn vị, địa bàn trọng điểm, các khu vực xung yếu để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai.

Đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được giao phụ trách, chủ động xuống hiện trường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai trong đó tập trung:

Rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, khu vực có nguy cơ ngập sâu do mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ mất an toàn do hệ thống điện, công trình, cây xanh gãy, đổ…; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn; đặc biệt lưu tâm đến các trường hợp, khu vực đã xảy sự cố, thiệt hại đáng tiếc về người trước đây liên quan đến tai nạn khi đi qua khu vực bị ngập, đánh bắt cá, vớt củi...

Sở Nông nghiệp và PTNT cũng có Văn bản số 2806/SNN-TLPCTT ngày 06/9/2024 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các quận, huyện, thị xã nghiêm túc tổ chức họp, triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND Thành phố về công tác ứng phó với bão số 3.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số  920/QĐ-SLĐTBXH ngày 06/9/2024 về việc thành lập BCH ứng phó với cơn bão số 03 năm 2024.

UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao cũng đang tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão; báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố theo quy định.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phát huy ưu thế của thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo

Phát huy ưu thế của thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo

(PNTĐ) -70 năm qua, trải qua các giai đoạn cách mạng nhiều khó khăn, thử thách, Đảng đã căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đất nước, của Hà Nội; kế thừa, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam, ban hành, lãnh đạo thực hiện nhiều quyết sách quan trọng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại

Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại

(PNTĐ) - Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là một mốc son lịch sử của Hà Nội nghìn văn văn hiến và anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh cũng như trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. 70 năm qua là một chặng đường phát triển đầy khó khăn, thử thách nhưng hết sức vinh quang và rất đỗi tự hào của Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội linh thiêng, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn, hội nhập, phát triển trong “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình“

Hà Nội linh thiêng, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn, hội nhập, phát triển trong “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình“

(PNTĐ) - Sáng sớm 6/10, hàng ngàn người dân đã tề tựu xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm để đón chờ xem chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”- sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024). Chương trình cũng thu hút hàng triệu khán giả theo dõi qua truyền hình trực tiếp. Cùng với sự tham gia của hơn 10.000 đại biểu, trong đó có 8.000 người thuộc các tầng lớp nhân dân tham gia vào màn diễu hành. Chương trình đã cho thấy một Hà Nội linh thiêng, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn, đang hội nhập, phát triển mạnh mẽ…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

(PNTĐ) - Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, chiều tối ngày 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam, thủ đô Paris.