​ Hà Nội không chỉ là Thành phố thông minh mà còn phải là Thành phố dẫn dắt và đi đầu trong chuyển đổi xanh ​

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ ngày 29-30/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023.

 Khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Đại hội XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là nhân tố quan trọng để Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc vào năm 2045.

Cùng với quan điểm coi khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo là lực lượng sản xuất, nguồn lực, động lực cơ bản của thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Trong đó, chuyển đổi số là khâu đột phá hiệu quả, bền vững và thông minh nhất. Qua đó, có thể thấy, việc khai thác dữ liệu số, xây dựng thành phố thông minh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với mọi cấp chính quyền, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

​  Hà Nội không chỉ là Thành phố thông minh mà còn phải là Thành phố dẫn dắt và đi đầu trong chuyển đổi xanh  ​ - ảnh 1
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc hội nghị

Với mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mô hình thành phố thông minh bền vững mà Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp; với nền kinh tế năng động, trong đó kinh tế số chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Lực lượng lao động có khát vọng vươn lên, không ngừng sáng tạo và cống hiến, góp phần tạo nên xã hội thịnh vượng và toàn bộ người dân được sống, học tập, lao động trong môi trường an toàn, hạnh phúc.

Nhận thức và quyết tâm xây dựng TP Hà Nội văn minh, văn hiến, hiện đại, xứng tầm Thủ đô của một đất nước gần 100 triệu dân; Hà Nội có rất nhiều lợi thế quan trọng, tuy nhiên cũng cần giải quyết rất nhiều bài toán khó trong việc giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; giữa đô thị hóa, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe người dân.

Một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn thông minh, giải pháp thông minh, công nghệ thông minh.

Từ thực tế đó, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đặt hàng loạt câu hỏi như: Thực trạng xây dựng và phát triển đô thị thông minh của Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đang diễn ra như thế nào? Những chính sách nào cần được khuyến nghị cho quá trình xây dựng thành phố thông minh bền vững của không chỉ Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố khác để cùng nghiên cứu, tham khảo?

Công nghệ số, chuyển đổi số và đặc biệt là dữ liệu số sẽ đóng góp như thế nào vào quá trình phát triển, mô hình Thành phố thông minh nào trên thế giới mà Hà Nội có thể tham khảo?

Với mong muốn có được câu trả lời cho những vấn đề nói trên, Hà Nội đã quyết định lựa chọn chủ đề "Khai thác dữ liệu - Xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững”.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA cho rằng: Hội nghị quan trọng này diễn ra vào thời điểm Việt Nam đang tỏa sáng và Hà Nội sẽ là điểm sáng nhất trong hệ sinh thái về chip và trí tuệ nhân tạo. Hà Nội sẽ có vai trò dẫn dắt các thành phố khác trong công cuộc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; trong việc đi vào các công nghệ lõi về trí tuệ nhân tạo, bán dẫn. Hà Nội phải xin được cơ chế rất vượt trội, đặc thù thu hút tài năng của thế giới và Việt Nam. Hà Nội là Thủ đô phải đi đầu trong việc thu hút, đào tạo nhân tài. Hà Nội không phải chỉ là TP thông minh cho chính mình mà còn phải là TP sáng tạo ra cả phần cứng, phần mềm, dẫn dắt và đi đầu trong chuyển đổi xanh. Đây là cơ hội để phát triển và lấy thành tích của Hà Nội mở ra trong nước và các địa phương khác. Mục tiêu của chuyển đổi số là dữ liệu đúng, đủ, sạch phục vụ hiệu quả nhất cho chính quyền Thành phố và người dân.

​  Hà Nội không chỉ là Thành phố thông minh mà còn phải là Thành phố dẫn dắt và đi đầu trong chuyển đổi xanh  ​ - ảnh 2
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng: Phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) là một quá trình liên tục và lâu dài, do vậy cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ. Cũng giống như chuyển đổi số, đó là sự thay đổi về tư duy và nhận thức nhiều hơn. Phát triển ĐTTM chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị,... Và để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, thành phố…

​  Hà Nội không chỉ là Thành phố thông minh mà còn phải là Thành phố dẫn dắt và đi đầu trong chuyển đổi xanh  ​ - ảnh 3
Quang cảnh hội nghị

Ông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Cần coi hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng dữ liệu như một hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng để thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế -xã hội khác. Một hạ tầng thông tin mạnh, thống nhất và an toàn là nền tảng để xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong không gian đô thị. Việc xây dựng ĐTTM đòi hỏi sự tham gia tích cực và chủ động của tất cả các cấp, các ngành tại địa phương, không phải nhiệm vụ riêng của bất kỳ ngành hay cơ quan cụ thể nào.

Trong thời gian tới, Bộ TTTT phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí ĐTTM bền vững Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng một hướng dẫn chung về việc xây dựng, phát triển và đánh giá mức độ trưởng thành của ĐTTM, tạo sự thống nhất về nhận thức chung trong việc phát triển ĐTTM gắn với Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.
Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, rất đông người dân đến sớm xếp hàng nghiêm trang theo hướng dẫn để chờ đến lượt viếng. Đầu giờ sáng, Hội trường Thống Nhất, TPHCM, quê nhà Đông Anh của Tổng Bí thư, nhà tang lễ Quốc gia đã chật kín người tới tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.