Hà Nội: Nhà máy đốt phát điện dự kiến đưa vào vận hành vào cuối năm nay

Chia sẻ

Trả lời ý kiến cử tri tại quận Tây Hồ và huyện Đan Phượng về việc đầu tư công nghệ tiên tiến xử lý rác thải, hạn chế tình trạng chôn lấp như hiện nay, UBND TP Hà Nội cho biết: TP khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ đốt phát điện.

Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ

Cụ thể: cử tri quận Tây Hồ và huyện Đan Phượng đề nghị UBND TP chỉ đạo việc thực hiện thu gom và phân loại rác thải tại các hộ gia đình theo tiêu chí nông thôn mới thống nhất trên địa bàn TP, nghiên cứu đầu tư công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải trên địa bàn thành phố, hạn chế tình trạng chôn lấp như hiện nay.

Trao đổi về vấn đề này, UBND TP cho biết: hiện nay, rác thải sinh hoạt trên địa bàn đang được các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý tại 02 Khu xử lý chất thải rắn (CTR)tập trung của TP là Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn và Khu xử lý CTR Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây. Công nghệ xử lý rác thải chủ yếu thực hiện theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh và đốt ráckhông tận thu năng lượng. Với khối lượng rác thải sinh hoạt tăng dần hàng năm trên địa bàn, việc phân loại rác phù hợp với công nghệ xử lý, giảm thiểu khối lượng rác phát sinh tại nguồn; đồng thời đổi mới công nghệ xử lý rác hiện đại, thay thế việc chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là cần thiết.

Để xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP đã dự thảo, xin ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan để hoàn thiện bộ tiêu chí với tiêu chí huyện đạt chuẩn và huyện nâng cao có chỉ tiêu về tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn. Trong giai đoạn tới, UBND TP chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp và đề xuất giải pháp đồng bộ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt sau phân loại từ các hộ gia đình đảm bảo phù hợp với tiêu chí huyện đạt chuẩn và huyện nâng cao.

UBND TP cũng khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ hiện đại đốt phát điện để xử lý rác thải sinh hoạt. Hiện nay, dự án Nhà máy đốt phát điện 4.000 tấn/ngày đêm tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành từ cuối năm 2020. Một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công nghệ đốt phát điện công suất 1.000 tấn/ngày đêm và 1.500 tấn/ngày đêm tại Khu xử lý CTR Xuân Sơn, Sơn Tây cũng đang được triển khai. Do đó, sẽ giảm thiểu việc xử lý rác thải sinh hoạt theo phương pháp chôn lấp như hiện nay

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - tái hiện cuộc chiến đấu vì chính nghĩa

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - tái hiện cuộc chiến đấu vì chính nghĩa

(PNTĐ) - Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” là một trong những sự kiện lớn chào mừng đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Ký ức Điện Biên năm xưa

Ký ức Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - 70 năm đã trôi qua song mỗi khi nhắc đến những trận đánh sân bay Mường Thanh, bảo vệ vùng trời Điện Biên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của lực lượng pháo binh, súng máy phòng không, ánh mắt Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Văn Chứa (hiện đang sống tại thôn C17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) lại sáng ngời.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.