Hà Nội thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm tới người nghèo

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết, để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân vui Xuân, đón mừng năm mới lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; tạo khí thế mới, động lực mới góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024, Thành phố đã chủ động, tích cực triển khai ngay các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chuẩn bị, đảm bảo các điều kiện phục vụ cho người dân đón năm mới 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo Chủ tịch UBND TP, quan điểm, chủ trương xuyên suốt của TP là đảm bảo mọi người dân đều có Tết; làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền để mọi người dân có quyền tự hào, thấy được sự đóng góp của mình trong kết quả chung của TP. Qua đó, cùng tạo không khí mới, hào hứng hơn, phấn khởi hơn, tin tưởng hơn vào sự nghiệp đổi mới và công cuộc xây dựng phát triển Thủ đô.

Với các công việc cụ thể, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, về công tác chuẩn bị tổ chức chăm lo Tết - nhất là công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, thực hiện chế độ chính sách với người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đề nghị các đơn vị tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Trong đó lưu ý việc thực hiện nghiêm Quy định số 8-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp. Thực hiện nghiêm chủ trương cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi trong dịp Tết.

Hà Nội thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm tới người nghèo - ảnh 1
Hà Nội thực hiện các giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động trong dịp Tết.

Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh, việc tập trung thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội trong năm 2024 (năm kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô), Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo, hỗ trợ các gia đình chính sách, người có công; xây mới và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của Thành phố. 

"Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương của Thành phố bên cạnh ngân sách Thành phố tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, xây dựng kế hoạch cụ thể việc thăm hỏi, tặng quà tới các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn Thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Đặc biệt quan tâm đến các già đình chính sách, người nghèo, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (công nhân lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, nhất là người bị mất việc làm), người dân bị thiệt hại do thiên tai, bão, lũ..."- Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị, Liên đoàn Lao động Thành phố chủ trì tiếp tục nghiên cứu để tổ chức có hiệu quả Chương trình “Tết sum vầy”, hỗ trợ xe miễn phí đưa công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết. Sở LĐTB&XH Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chủ động, kịp thời, hướng dẫn người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật, nhất là các nội dung về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp Tết.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND Thành phố cũng yêu cầu, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với chuyên đề “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024” và kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 94 năm thành lập Đảng bộ TP Hà Nội.

Các quận, huyện, thị xã chủ động chuẩn bị các nội dung tuyên truyền theo từng sự kiện, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân. Tăng cường các bài viết, bài tuyên truyền về việc ý thức tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội; về chủ đề an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, tác hại của việc uống bia, rượu và các chất kích thích trong ngày Tết để người dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 thực sự vui tươi, lành mạnh và an toàn.

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ rõ, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật phải đảm bảo phù hợp với truyền thống, văn hóa của Thủ đô... góp phần thúc đẩy quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người Thủ đô Hà Nội tới các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

Đồng thời, chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, chất thải rắn đúng giờ, đúng nơi quy định, không để tồn đọng rác thải, phế liệu tại các ngõ, xóm, công viên, vườn hoa, nơi vui chơi công cộng, các điểm di tích lịch sử, lễ hội... bảo đảm đường phố “sáng, xanh, sạch, đẹp”.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh lưu ý, các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, tệ nạn xã hội, đặc biệt tại các hàng quán kinh doanh đồ ăn, đồ uống có cồn tại các khu vực tổ chức Lễ hội đầu xuân. Tổ chức rà soát, đánh giá đúng diễn biến thực tế thị trường, dự báo mức tiêu dùng của Nhân dân trong dịp Tết để chủ động xây dựng kế hoạch quản lý, dự trữ, điều phối hàng hóa, giá cả, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân trong dịp Tết.

Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu, các cơ quan của Thành phố thực hiện nghiêm thời gian nghỉ Tết, có kế hoạch phân công, bố trí cán bộ, công chức, nhân viên trực, xử lý, giải quyết kịp thời mọi công việc trong thời gian nghỉ Tết và trở lại làm việc ngay sau khi kết thúc thời gian nghỉ Tết.

Đối với công tác tăng cường đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Công an Thành phố phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ, tạo môi trường an ninh, an toàn và bình yên để người dân Thủ đô vui Xuân, đón Tết. Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các chương trình, sự kiện quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại của đất nước, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn Hà Nội trước, trong và sau Tết.

Chú trọng các biện pháp tuyên truyền về phòng, chống tội phạm với đa dạng hình thức, sử dụng các phương tiện truyền thông. Tăng cường các hoạt động tuần tra, khép kín địa bàn phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật. Kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có kinh doanh “bóng cười", chất kích thích; các cơ sở kinh doanh dịch vụ, địa điểm ăn uống có sử dụng nhạc mạnh có dấu hiệu tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy... Quan tâm rà soát các tụ điểm kinh doanh tụ tập đông người, ở phòng kín, đốt vàng mã, cơ sở hàn xì... có nguy cơ cháy nổ cao, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức phòng ngừa. 

Kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, trốn thuế, nhất là đối với các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán.

Công an Thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng thanh tra giao thông và các quận, huyện, thị xã tổ chức các chốt chặn phòng chống đua xe và cổ vũ đua xe trái phép trong các ngày Tết. Chủ động triển khai kế hoạch phân luồng, tổ chức giao thông, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là ở các khu vực cửa ngõ Thủ đô trước và sau Tết...

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.