Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp lớn giảm giá thịt lợn hơi còn 65.000 đồng/kg

Chia sẻ

Trước tình hình giá bán lẻ thịt lợn tăng cao liên tục trong thời gian qua, UBND TP đã yêu cầu các sở, ngành; các doanh nghiệp, đơn vị quản lý kinh doanh thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chăn nuôi, sản xuất đảm bảo bình ổn giá mặt hàng thịt lợn trên địa bàn TP.

Hà Nội đang triển khai các giải pháp đưa giá bán thịt lợn hơi về mức 65.000 đồng/kgHà Nội đang triển khai các giải pháp đưa giá bán thịt lợn hơi về mức 65.000 đồng/kg

Để thực hiện bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid -19, UBND TP yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường giám sát các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tham gia chi phối mặt bằng giá thịt lợn hơi trên địa bàn; đôn đốc doanh nghiệp rà soát tính toán chi phí cấu thành giá để hạ giá thành lợn hơi xuất chuồng theo lộ trình cam kết nhằm đưa giá lợn hơi xuống khoảng 70.000 đồng/kg trong tháng 4/2020, lộ trình đến cuối quý II và quý III/2020 giảm xuống còn từ 65.000 đến 60.000 đồng/kg theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công thương theo dõi sát và thông tin thường xuyên tình hình chăn nuôi, sản xuất, nguồn cung, giá bán, diễn biến dịch bệnh, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn để có phương án đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường giá thịt lợn trên thị trường.  Định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt lợn tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm; thực hiện tốt phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và khẩn trương tái đàn, khôi phục phát triển đàn lợn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học; đẩy mạnh sản xuất con giống bảo đảm nguồn cung tái đàn. Định hướng các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường cung cấp mặt hàng thịt lợn đông lạnh và sản phẩm chế biến sẵn từ nguồn thịt lợn nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

Đối với Sở Công thương chủ trì triển khai Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP, tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp phân phối và đơn vị sản xuất, chế biến thịt lợn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Định hướng, thúc đẩy các doanh nghiệp phân phối rà soát, hợp lý hóa quản trị hoạt động lưu thông, tổ chức kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí (xăng dầu, điện, nước, kho bãi, nhân công...) để hạ giá bán mặt hàng thịt lợn; thực hiện việc giảm giá bán theo mức giảm của nhà cung cấp, đẩy mạnh triển khai các các chương trình khuyến mại, chiết khấu, giảm giá góp phần bình ổn giá bán thịt lợn.

Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội được giao nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn lưu thông trên thị trường; các đội quản lý thị trường chủ động kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh, việc chấp hành quy định niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ sở kinh doanh thịt lợn trên địa bàn toàn Thành phố; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng thịt lợn được yêu cầu tích cực tham gia chương trình bình ổn thị trường của TP, triển khai các hoạt động kết nối, phối hợp giữa các đơn vị chăn nuôi, sản xuất kinh doạnh, phân phối trong hoạt động khai thác, xây dựng phương án nhằm đảm bảo về nguồn cung mặt hàng thịt lợn (về số lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm, ổn định giá bán). Thường xuyên rà soát, cải tiến, đổi mới và nâng cao năng lực quản trị, tổ chức sản xuất kinh doanh để tiết kiệm chi phí trong các khâu chăn nuôi, sản xuất, lưu thông, bán hàng nhằm hạ giá thành, giá bán mặt hàng thịt lợn... Tại các chợ dân sinh, đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tổ chức tuyên truyền các hộ kinh doanh mặt hàng thịt lợn trong chợ thực hiện kinh doanh đúng pháp luật, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không đầu cơ, găm hàng, tăng giá, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đức Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, việc hỗ trợ tỉnh Điện Biên đầu tư công trình trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ không những thể hiện tấm lòng của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội với đồng bào, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, mà còn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 2 tỉnh, Thành phố trong thời gian tới, nhằm phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của cả nước…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.