Hai vợ chồng nghi phạm bạo hành bé gái 3 tuổi tử vong có thể đối mặt với án tử hình

Chia sẻ

Theo luật sư, hai vợ chồng nghi phạm có thể đối diện với mức án tử hình với tội ác gây ra. Tuy nhiên, điều khiến dư luận băn khoăn là tại sao sự việc cháu bé bị hành hạ trong một thời gian dài như vậy lại không ai lên tiếng?

Quyền đầu tiên của trẻ em là… được sống!

Báo Phụ nữ Thủ đô những ngày qua liên tục lên tiếng trước vụ việc cháu gái N.N.M.M (3 tuổi, ở Hà Nội) tử vong, nghi do mẹ đẻ và bố dượng bạo hành để pháp luật nghiêm trị kẻ phạm tội. Chúng tôi tiếp tục phỏng vấn các luật sư và lãnh đạo Cục Bảo vệ trẻ em để có những thông tin đa chiều hơn về vụ việc này.

Theo Luật sư Nguyễn Tuấn Hùng, Văn phòng luật sư Đông Nam Á (Hà Nội), giết người là hành vi trái pháp luật của người có năng lực, trách nhiệm hình sự (TNHS) cố ý tước bỏ quyền sống của người khác.

Quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Cuộc sống của mỗi người bắt đầu từ khi họ được sinh ra đến khi họ chết.

Mặt khách quan của tội "giết người" được thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Nhớ cháu ngoại, giờ đây bà Vũ Thị Dự chỉ biết ra mộ thắp hương khóc cháuNhớ cháu ngoại, giờ đây bà Vũ Thị Dự chỉ biết ra mộ thắp hương khóc cháu (Ảnh: Quế Sơn)

Theo điều 123 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định các khung hình phạt sau đây: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: "Giết người dưới 16 tuổi; Có tính chất côn đồ…Nạn nhân còn là trẻ em nhỏ nên nhiều khả năng sẽ là án điểm. (Án điểm nghĩa là với các vụ đặc biệt nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến xã hội cao, sẽ có chỉ đạo điều tra nhanh, xét xử nhanh, nghiêm khắc...). Nếu nhiều tình tiết tăng nặng và nhân thân đối tượng nghi gây án xấu, nhiều khả năng kẻ thủ ác sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất là "tử hình".

Luật sư Nguyễn Tuấn Hùng cho biết thêm, có thể hiếm luật sư nhận bào chữa vụ này, bởi sẽ không cảm thấy thanh thản trước cái chết thương tâm của cháu bé, và tội ác của kẻ vi phạm pháp luật.

Đồng tình với ý kiến của luật sư Nguyễn Tuấn Hùng, luật sư Nguyễn Bích Lan -Trưởng Văn phòng Luật sư Số 5 (Hà Nội) cho biết thêm về tình tiết tăng nặng của vụ án khi xét xử.

Theo luật sư Lan, Điểm k khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 ghi nhận tình tiết “phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác”.

Theo luật sư Bích Lan, từ năm 1989, Công ước LHQ về Quyền trẻ em (CRC) – một bộ luật quốc tế cho trẻ em đã được thông qua. Đến nay đã được 196 quốc gia phê chuẩn, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào năm 1990.

Trong suốt ba thập kỷ qua, ngày càng có nhiều trẻ em được pháp luật bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe…Vì vậy, ngay ở chương 2 của Luật trẻ em Việt Nam đã quy định rất rõ, trẻ em có 25 quyền, trong đó quyền đầu tiên là quyền được sống và chăm sóc sức khỏe.

Tổng đài 111 trực 24/24, vụ việc diễn ra 24 ngày mà không ai lên tiếng?

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, ngay khi nắm thông tin về vụ việc Cục đã có công văn đề nghị công an vào cuộc xử lý khẩn cấp. Sau đó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng có văn bản và ý kiến chỉ đạo.

“Khi vụ việc đã xảy ra rồi thì chúng ta theo pháp luật để xử lý. Tuy nhiên, ở vụ việc này, tôi muốn nhấn mạnh đến góc độ phòng ngừa trước đó. Rõ ràng, công tác tuyên truyền, giáo dục việc bảo vệ trẻ em ở chính quyền các cấp chưa đầy đủ dẫn đến nhận thức của người dân hạn chế.

Vì thế dẫn tới tình trạng không có sự lên tiếng của người dân khi sự việc diễn ra suốt 24 ngày qua. Rõ ràng, kỹ năng lên tiếng của gia đình, người thân, những người sống xung quanh gia đình nạn nhân còn hạn chế” – Ông Nam khẳng định.

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ emÔng Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em

“Theo nghị định 56, Việt Nam có tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em là 111 hoạt động 24/24. Bất cứ ai phát hiện được vấn đề bạo hành, xâm hại trẻ em đều có thể gọi đến số này để thông báo để được can thiệp” – Luật sư Lan chia sẻ.

Tổng đài 111 sẵn sàng trực 24/24, nó cũng giống như tổng đài 113, khi gọi đến sẽ có người xử lý ngay và có biện pháp can thiệp khẩn cấp nhưng nhiều người chưa biết đến. Một số người đã biết đến rồi nhưng mà họ e ngại bị lộ thông tin, nhưng họ không hề biết là người cung cấp thông tin được bảo mật tuyệt đối. Điều này được quy định trong luật, nên không sợ bị trả thù.

Theo ông Đặng Hoa Nam, chúng ta cần truyền thông, cảnh báo, hướng dẫn, giáo dục rất nhiều qua các phương tiện khác nhau, bằng rất nhiều thông điệp, nhưng rõ ràng làm bao nhiêu cũng chưa đủ. Do đó cần sự thay đổi nhận thức hành vi, từ sâu xa trong mỗi gia đình, các thành viên gia đình, từ mỗi ông bố, bà mẹ, từ người ông, người bà, thầy giáo, cô giáo thì mới mong trẻ em được bảo vệ tốt hơn.

Trong một diễn biến khác, sáng nay, ông Vũ Văn Vinh, anh trai bà Vũ Thị Dự đã xin lãnh đạo thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội xác nhận vào đơn kêu cứu của mình để gửi các cơ quan chức năng. Cả ông Vinh và bà Dự đều có nguyện vọng yêu cầu các cơ quan pháp luật xử lý thật nghiêm minh Nguyễn Thị Lan Anh và Nguyễn Minh Tuấn vì những hành vi dã man với chính con ruột của mình..

Quế Sơn

 

Tin cùng chuyên mục

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - tái hiện cuộc chiến đấu vì chính nghĩa

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - tái hiện cuộc chiến đấu vì chính nghĩa

(PNTĐ) - Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” là một trong những sự kiện lớn chào mừng đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Ký ức Điện Biên năm xưa

Ký ức Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - 70 năm đã trôi qua song mỗi khi nhắc đến những trận đánh sân bay Mường Thanh, bảo vệ vùng trời Điện Biên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của lực lượng pháo binh, súng máy phòng không, ánh mắt Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Văn Chứa (hiện đang sống tại thôn C17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) lại sáng ngời.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.