Hiện thực hóa tầm nhìn Hà Nội – Thành phố kết nối toàn cầu

Chia sẻ

Đưa Hà Nội trở thành Thủ đô có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa phát triển toàn diện, bền vững và là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế là mục tiêu, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2045 được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025.

Hà Nội chính thức được UNESCO đưa vào Mạng lưới thành phố sáng tạo của thế giới Ảnh: P.VHà Nội chính thức được UNESCO đưa vào Mạng lưới thành phố sáng tạo của thế giới Ảnh: P.V
Để hiện thực hóa tầm nhìn ấy, Hà Nội cần có những chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Đồng thời chủ động tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Tạo dấu ấn, nâng cao uy tín, vị thế của Thủ đô trong khu vực và thế giới

Các thành tựu, kinh nghiệm thu được gần 35 năm đổi mới, 13 năm mở rộng địa giới hành chính, gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, 8 năm thực hiện Luật Thủ đô và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã giúp cho thế và lực của Thủ đô ngày càng được nâng cao. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong thời gian qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2015-2020, thành phố (TP) tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, quan hệ đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Đồng thời, TP cũng đã tăng cường quảng bá văn hóa, giao lưu hữu nghị, góp phần thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài. Đến nay, Hà Nội đã có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 Thủ đô, thành phố lớn trên thế giới. Duy trì và phát huy vai trò tích cực trong các khuôn khổ hợp tác đa phương, với vai trò thành viên của các tổ chức liên minh đô thị quốc tế.

Việc Hà Nội chủ động tham gia và là thành viên có trách nhiệm tại nhiều diễn đàn quốc tế quan trọng như: Tổ chức thành phố thông minh bền vững thế giới (WeGO), Mạng lưới chính quyền địa phương về quản lý dân cư (CityNet), Nhóm các thành phố dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu (C40), Hiệp hội các thành phố lớn thế giới (Metropolis)… đã giúp công tác đối ngoại của TP ngày càng hiệu quả. TP đã ký kết 32 thỏa thuận quốc tế trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, nhất là các chương trình hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao, quản lý đô thị bền vững, giáo dục và đào tạo, y tế… Theo Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga, Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động đối ngoại lớn của cả nước. Các hoạt động này thành công nhờ có sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân TP.

Với danh hiệu "Thành phố vì hòa bình", Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với bạn bè quốc tế và du khách trên thế giới. Với 3.000 cơ sở lưu trú cùng các tiện ích đạt tiêu chuẩn quốc tế, năm 2019, Hà Nội đón gần 29 triệu lượt khách.

Công tác đối ngoại nhân dân của Thủ đô trong 5 năm gần đây đã góp phần tăng cường giao lưu, thúc đẩy sự hiểu biết giữa người dân Hà Nội và nhân dân nhiều thành phố, quốc gia trên thế giới. Dấu ấn tốt đẹp từ ngoại giao nhân dân được tạo dựng thông qua việc triển khai nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và thực sự trở thành cầu nối hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế. Nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh. Đặc biệt, không chỉ được vinh danh "Thành phố vì hòa bình", Hà Nội còn được UNESCO công nhận là "Thành phố thiết kế sáng tạo" trong mạng lưới "Thành phố sáng tạo toàn cầu". Đây là cơ hội định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và hướng tới Thủ đô Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo" của khu vực Đông Nam Á - điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.

Tại tọa đàm cấp cao "Tham vấn về sáng kiến: Hà Nội - Thành phố sáng tạo" diễn ra tháng 10/2020, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ bấy giờ khẳng định, danh hiệu "Thành phố thiết kế sáng tạo" mới của Hà Nội cũng như những định hướng mới cho chiến lược phát triển Thủ đô nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng và các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, các tập đoàn đa quốc gia vốn có sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho sự đổi mới cũng như chiến lược phát triển hướng tới chất lượng sống cao của đô thị. Thực hiện cam kết với UNESCO sau khi trở thành "Thành phố thiết kế sáng tạo", Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng các chương trình và kế hoạch hành động dài hạn thể hiện tầm nhìn và kết nối các chính sách của TP, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm nâng tầm cho lĩnh vực sáng tạo thiết kế, cũng như nâng cao nhận thức, gắn kết cộng đồng để từng bước hiện thực hóa các sáng kiến và xây dựng hình ảnh Hà Nội - Thủ đô sáng tạo.

Theo ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, việc trở thành Thành phố sáng tạo đã khẳng định vị thế, tầm vóc của Hà Nội, bên cạnh danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình". UNESCO cũng đã xây dựng đề án hướng tới mục tiêu tiếp theo là đưa Hà Nội từ thành phố sáng tạo thành "Trung tâm sáng tạo" của khu vực và thế giới.

Hiện thực hóa tầm nhìn

Để hiện thực hóa tầm nhìn đưa Hà Nội trở thành TP kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội trở thành "Thành phố xanh - thông minh - hiện đại"; Phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; Hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH Thủ đô; GDP/người đạt 12.000-13.000USD. Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng sống cao; Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; Là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế; GDP/người đạt trên 36.000 USD.

Nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đó, TP cũng đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chiến lược. TP tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển để nâng cao uy tín, vị thế của Thủ đô. Cụ thể, đổi mới sáng tạo trong công tác đối ngoại, xác định hiệu quả đối ngoại không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh mềm, động lực cho phát triển Thủ đô. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng để bản sắc Hà Nội trở thành nguồn lực quý giá, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sự thịnh vượng, nâng cao uy tín, vị thế của Thủ đô và hiện thực hóa tầm nhìn.

Thành phố cũng chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng hội nhập quốc tế, tranh thủ cơ hội về vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm. Chủ động nắm bắt những cơ hội, nhất là của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Củng cố quan hệ truyền thống, tích cực mở rộng hợp tác với các Thủ đô, thành phố tiềm năng. Chú trọng các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá du lịch...

Thế giới và khu vực dự báo tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các liên kết kinh tế khu vực và song phương tiếp tục được thúc đẩy. Tuy nhiên, liên kết kinh tế toàn cầu vẫn gặp khó khăn bởi xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào phi thuế quan gia tăng, nhất là sau tác động của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động sâu rộng và đa chiều đến mọi mặt kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, với vai trò và vị thế hiện có, về cơ bản, Hà Nội vẫn ở trong tâm thế chủ động thời cơ, thuận lợi để phát triển, dù những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen. Vì thế, việc hiện thực hóa tầm nhìn đưa Thủ đô trở thành "Thành phố kết nối toàn cầu" là không xa.

"Trong quá trình phát triển, Thăng Long - Hà Nội có một lợi thế đặc biệt, một tiềm năng to lớn

Trải qua hơn 1010 năm kể từ khi Đức vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ của các tài năng đến từ mọi miền Tổ quốc. Hiện nay, Hà Nội là địa phương có tiềm lực khoa học công nghệ lớn với 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm của cả nước nằm trên địa bàn, có 2 khu công nghiệp công nghệ cao. Hà Nội là nơi tập trung nhân tài, trí tuệ của cả nước với hơn 80% trường đại học, trung tâm nghiên cứu, học viện, 65% đội ngũ trí thức và nhà khoa học trong cả nước (gồm giáo sư, tiến sĩ)… Kinh tế Thủ đô tiếp tục có bước tăng trưởng khá, GDP tăng 7,39%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã và đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 2,05%. Đặc biệt, tuy chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp vào nền kinh tế - tài chính quốc gia trên 16% GDP, gần 19% thu ngân sách, trên 20% thu nội địa.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong

(Trích tham luận tại Đại hội XIII của Đảng)

 NGUYỄN NAM



Tin cùng chuyên mục

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, việc hỗ trợ tỉnh Điện Biên đầu tư công trình trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ không những thể hiện tấm lòng của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội với đồng bào, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, mà còn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 2 tỉnh, Thành phố trong thời gian tới, nhằm phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của cả nước…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.