Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2024 với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện chương trình công tác năm 2024, căn cứ kế hoạch số: 485/KH-MTTQ-BTT ngày 17/5/2024 của Ban Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội về tổ chức Hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” và ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2024, ngày 5/6, tại huyện Đan Phượng - TP Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” và ngày Môi trường thế giới với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”.

Tham dự chương trình các đồng chí: TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó ban Tôn giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Hùng Minh, Giám đốc Trung tâm ứng phó, biến đổi khí hậu; Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; đại biểu các sở, ngành; đại diện các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố; Nguyễn Đức Hải, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng...

Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”. Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷ USD). Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030).

Phát biểu khai mạc Lễ hưởng ứng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển bền vững hiện nay là vấn đề mang tính toàn cầu, đây không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, một quốc gia mà là trách nhiệm của tất cả các dân tộc, các quốc gia đối với sự sống trên trái đất.

Từ năm 1972, Liên hợp quốc đã chọn ngày 5/6 hàng năm là Ngày Môi trường thế giới, được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 và đã trở thành hoạt động thiết thực, thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2024 với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” - ảnh 1
Các đại biểu hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2024

Thực hiện Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2024, Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố, MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo đã tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đến nay, toàn Thành phố có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, có 2.350 mô hình tự quản bảo vệ môi trường, 2.100 mô hình thực hiện nếp sống văn minh, tham gia xây dựng các tuyến đường nở hoa. Đáng chú ý, tại nhiều địa phương, đã xuất hiện những mô hình hay, cách làm phù hợp, như: Mô hình “Tổ dân phố văn minh- an toàn- tự quản”; mô hình “Con đường bích họa trong trật tự văn minh đô thị”; mô hình “Khu dân cư không có tụ điểm rác, chân rác, quảng cáo, rao vặt trái phép”... tạo cảnh quan nông thôn sáng-xanh-sạch-đẹp và được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân hưởng ứng, góp phần vào kết quả chung trong thực hiện Cuộc vận động của toàn Thành phố.

Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố phát động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, với phương châm: “Mỗi chức sắc, nhà tu hành tôn giáo là một sứ giả về bảo vệ môi trường, đồng bào có đạo, nhân dân là những người hưởng ứng tích cực”. Đến nay, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng tôn giáo, đem lại hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thay đổi hành vi thói quen, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường vừa là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiện của các thế hệ người Việt Nam. Đồng thời, cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới.

Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2024 với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” - ảnh 2

Sau lễ phát động, các đại biểu tham gia các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường Thế giới:Trồng cây xanh chống biến đổi khí hậu, Thả cá

Thời gian tới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp, tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, cụ thể:

Tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đoàn viên, hội viên và nhân dân trong thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;

Đồng thời, tuyên truyền, phát động chiến dịch Chung tay “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa” bằng nhiều hành động thiết thực. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chức sắc tôn giáo, tín đồ tôn giáo và các tầng lớp nhân dân các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với công tác vệ sinh môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu...Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và nhân rộng các mô hình điểm đã triển khai trong các tôn giáo; phối hợp đưa một số mô hình Thành phố đang triển khai tại các địa phương, như hạn chế sử dụng bếp than tổ ong, đốt rơm rạ, “Chùa xanh” bảo vệ môi trường để thực hiện trong địa bàn các tôn giáo.

Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm vể bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, từng bước tạo thói quen, nếp sống ý thức về bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn vệ sinh trong Nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, thân thiện với môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.