Kết nối trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tiêu thụ tại Thủ đô

Bài và ảnh: TIỂU LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ ngày 23/7 đến 26/7, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội tại Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, quận Hà Đông với mục tiêu kết nối tiêu thụ và quảng bá sản phẩm trái cây, nông sản mùa vụ nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Kết nối trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tiêu thụ tại Thủ đô - ảnh 1
Quang cảnh hội chợ

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, đồng thời thực hiện hiệu quả hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội chủ trì tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội tại TTTM Mê Linh Plaza, quận Hà Đông.

Hội chợ diễn ra từ ngày 23-27/6/2023 với quy mô trên 70 gian hàng, với sự tham gia của trên 45 doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và 15 tỉnh, thành trên cả nước nhằm mục tiêu quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản mùa vụ (như vải thiều Bắc Giang, Hải Dương; xoài, mận, bơ Sơn La, nông sản đặc sản…), đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP,…

Kết nối trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tiêu thụ tại Thủ đô - ảnh 2
 Hội chợ diễn ra từ ngày 23-27/6/2023 với quy mô trên 70 gian hàng.

Không khí tại buổi hội chợ hôm nay khá mát mẻ và dễ chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thương và buôn bán tại đây. Là một trong số các thực khách, chị Tuyết -  hiện đang là giáo viên sống tại quận Hà Đông cho hay: "Khi vừa bước vào hội chợ, tôi đã bị thu hút bởi chiếc cối giã làm chả cá trực tiếp tại quầy, tôi thấy an tâm hơn và đã quyết định mua cho gia đình sau khi được ăn thử vì khá ngon. Các mặt hàng ở đây đa phần là sản phẩm địa phương đến từ các nơi khác nhau, phong phú, đa dạng và có thể nói là ở khu vực quanh đây mình chưa thể tìm được”.

Với tinh thần hỗ trợ đơn vị Hà Nội và các tỉnh, thành phố đẩy mạnh quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội, là thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản, sản phẩm OCOP nhận thấy người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng sản phẩm đặc sản, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chất lượng tốt, sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại ngoài thị trường. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình.

Chủ gian hàng nông sản sạch Hà Giang, bà Xéo Thị Xuân – HTX Cộng đồng Nậm Đăm (huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang) cho biết đã tham gia các hội chợ do Sở Công Thương tổ chức được nhiều năm nay. Các mặt hàng của cô chủ yếu là các loại củ khô được chế biến bằng các phương pháp thủ công an toàn như phơi nắng, sấy gác bếp. Rất nhiều thực khách đã quay lại tìm mua sản phẩm sau khi đến gian hàng của cô tại hội chợ vì chất lượng tốt, sạch và hoàn toàn từ tự nhiên không có chất phụ gia.

Kết nối trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tiêu thụ tại Thủ đô - ảnh 3
Các gian hàng được nhiều khách tham quan mua sắm

Với dân số 10,7 triệu người đang sinh sống, học tập, làm việc, Hà Nội là thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản, sản phẩm OCOP. Người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng sản phẩm đặc sản, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chất lượng tốt, sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại ngoài thị trường.

Trong khi đó, hiện nay, nhiều địa phương đẩy mạnh xây dựng, duy trì phát triển nhiều vùng sản xuất chuyên canh trái cây, nông sản có hiệu quả kinh tế cao như: Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương, Lâm Đồng… và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm an toàn, chất lượng tốt; sản phẩm đa dạng, phong phú phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng…

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, tiêu dùng nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 100 sự kiện giao thương, hội chợ, tuần hàng… hỗ trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa được tổ chức hàng năm.

Kết nối trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tiêu thụ tại Thủ đô - ảnh 4
Nhiều sản phẩm đặc sản đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước về Hà Nội

Nhiều sản phẩm có thế mạnh của các tỉnh được các doanh nghiệp phân phối lớn của Hà Nội (AEON, Central Group, MM Mega Market…) tư vấn hỗ trợ về thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói thân thiện…. để đưa vào kênh phân phối hiện đại. Từ đó, sản phẩm không những tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn có nhiều cơ hội để, giới thiệu, đưa vào hệ thống phân phối tại nước ngoài như tại Nhật Bản (AEON), Thái Lan (BigC)….

Sở Công Thương Hà Nội tổ chức sự kiện này có ý nghĩa rất thiết thực trong việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và các tỉnh, thành phố quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội, đồng thời giúp người tiêu dùng Thủ đô nhận biết, có thêm nhiều lựa chọn tiêu dùng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, phát huy tinh thần tự lực, tự cường.

 

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.