​ ​ Khai mạc kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 5/7, tại trụ sở HĐND - UBND thành phố Hà Nội, kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI khai mạc để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

HĐND Thành phố xem xét 11 báo cáo thường lệ: Hoạt động của HĐND Thành phố6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp; kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2022; công tác chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; trả lời kiến nghị cử tri trước và sau kỳ họp thứ 3 HĐND Thành phố khóa XVI.

Tổng hợp kết quả thực hiện kết luận chất vấn của Chủ tọa kỳ họp thứ 3 HĐND Thành phố khóa XVI và những nội dung UBND Thành phố đã cam kết với HĐND Thành phố; kết quả công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2022; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố 6 tháng đầu năm 2022; công tác xét xử của Tòa án nhân dân Thành phố và công tác kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022; công tác tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

​  ​  Khai mạc kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI - ảnh 1

Họp báo thông tin về kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI.

HĐND Thành phố xem xét 5 báo cáo chuyên đề: Báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND Thành phố trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của thành phố Hà Nội.

Báo cáo của UBND Thành phố về sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Báo cáo của UBND Thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND Thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trênđịa bàn thành phố Hà Nội.

Báo cáo của UBND Thành phố về tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

Báo cáo của UBND Thành phố về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công và kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của Thành phố.

HĐND Thành phố xem xét, thông qua 01 Nghị quyết thường lệ về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2022 của thành phố Hà Nội. HĐND Thành phố cũng sẽ thông qua các Nghị quyết chuyên đề, Nghị quyết quy phạm pháp luật: Nghị quyết quy định một số khoản thu phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội. Nghị quyết quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực”....

Kỳ họp này, HĐND TP dành 1 ngày để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và những vấn đề dân sinh bức xúc mà Đại biểu HĐND Thành phố và đông đảo cử tri, dư luận và Nhân dân Thủ đô quan tâm.

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.