Khai mạc phiên giải trình về đầu tư, quản lý, sử dụng thiết chế văn hoá thể thao

Chia sẻ

Sáng 25/4, HĐND TP Hà Nội khoá XVI tổ chức phiên họp giải trình về về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn TP. Đây là phiên giải trình đầu tiên của Thường trực HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Các đồng chí lãnh đạo tham dự phiên họp giải trìnhCác đồng chí lãnh đạo tham dự phiên họp giải trình

Dự phiên giải trình có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND TP; Chu Ngọc Anh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP; Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội cùng các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, các cơ quan Trung ương...

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc phiên họp giải trìnhChủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc phiên họp giải trình

Phát biểu khai mạc phiên giải trình, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP khẳng định, Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến. 

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn nhận thức sâu sắc trọng trách của mình, nhất là việc phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần trong quá trình hội nhập và phát triển. Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII đã xác định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025 là: “Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô”. Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 06 về "Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"; Nghị quyết số 09 về "phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Trên cơ sở các chương trình, nghị quyết của Thành ủy, HĐND TP ban hành các nghị quyết, dành nguồn lực, thông qua các cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ. UBND TP, các cấp, các ngành và các quận, huyện, thị xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện.

Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, một trong những mục tiêu quan trọng đã được xác định trong chương trình, nghị quyết của Thành uỷ và nghị quyết của HĐND TP là việc quan tâm, đầu tư, phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa tại cơ sở. Theo báo cáo của UBND TP, đến tháng 3/2022, trên địa bàn Hà Nội có 30 thiết chế văn hóa, thể thao cấp TP; 57 thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện; 136 Trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã và 4.277 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố. Nhiều thiết chế văn hóa đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân. 

Tuy nhiên, qua giám sát của Thường trực HĐND TP, các ban HĐND TP và các ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh với HĐND TP, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập cần được quan tâm, khắc phục trong thời gian tới. Đó là các thiết chế văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, xuống cấp cần được đầu tư, cải tạo; chưa có nhiều các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân. Việc đầu tư các công trình bằng nguồn vốn ngân sách còn hạn chế; việc huy động xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể dục,thể thao đạt kết quả chưa cao. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng nhưng việc quản lý, khai thác còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả...

Toàn cảnh phiên giải trìnhToàn cảnh phiên giải trình

Từ thực tế trên, Thường trực HĐND TP đã chỉ đạo các ban HĐND TP khảo sát, chuẩn bị nội dung, xây dựng kế hoạch tổ chức phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện, xác định rõ các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan, từ đó đề ra các giải pháp, lộ trình để nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn TP.

Tại phiên giải trình, Thường trực HĐND TP yêu cầu UBND TP, các sở, ban ngành TP, các quận huyện, thị xã và các đơn vị liên quan báo cáo, giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn. Trong đó, có các công trình như công viên, khu vui chơi, giải trí; cung văn hóa, bảo tàng, thư viện; trung tâm văn hóa, nhà thi đấu, nhà văn hóa, khu thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng cấp huyện, xã, thôn, tổ dân phố; các cơ sở dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. 

Để phiên họp đạt được hiệu quả, chất lượng và đúng quy định của Luật, Thường trực HĐND TP đề nghị các vị đại biểu HĐND TP đặt câu hỏi cụ thể, ngắn gọn, nêu vấn đề về những nội dung, lĩnh vực cần quan tâm với tinh thần thẳng thắn, xây dựng. Trong phiên họp, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP, thành viên UBND TP và các đơn vị liên quan sẽ tham gia giải trình, làm rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm được phân công.

“Căn cứ kết quả giải trình, Thường trực HĐND TP sẽ ban hành kết luận để theo dõi, giám sát việc triển khai, thực hiện” - đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết.

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(PNTĐ) - Chiều ngày 2/7, tại Trụ sở phường Đống Đa, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri 11 phường (Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Bạch Mai), báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Hà Nội: Ngày đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, người dân phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn

Hà Nội: Ngày đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, người dân phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn

(PNTĐ) - Sáng 1/7, Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới. Theo ghi nhận của phóng viên tại một số phường trên địa bàn Hà Nội, công tác chuyển tiếp được diễn ra suôn sẻ, đúng kịch bản, không gây xáo trộn đời sống người dân.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

(PNTĐ) - Ngày 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền khi Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền đô thị hai cấp. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã hoàn tất toàn diện công tác chuẩn bị, chủ động kết nối liên thông với 126 UBND xã, phường trên toàn địa bàn và 30 Chi nhánh trực thuộc, sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp không gián đoạn trong giải quyết thủ tục hành chính.