Lễ bế mạc SEA Games 31 sẽ như một lời tri ân hẹn gặp lại tất cả từ nước chủ nhà Việt Nam

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Lễ bế mạc SEA Games 31 sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 23/5 tại Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình, Hà Nội.

Theo Tổng đạo diễn Trần Ly Ly, lễ bế mạc SEA Games 31 sẽ có phần chào tạm biệt bằng một màn giã bạn đậm bản sắc văn hóa Việt với các bài quan họ "Mời trầu," "Giã bạn," "Người ơi người ở đừng về"...

Không có những màn công nghệ, kỹ xảo hình ảnh, nước chủ nhà SEA Games 31 - Việt Nam sẽ gửi lời chào nồng ấm, thân thương nhất tới bạn bè khu vực trong Lễ bế mạc diễn ra khoảng 90 phút tại Cung Điền kinh trong nhà, thủ đô Hà Nội tối 23/5.

Đó là những tiết lộ của Tổng đạo diễn Lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 31, nghệ sỹ ưu tú Trần Ly Ly trước ngày Đại hội khép lại.

"Nếu lễ khai mạc là những màn đại cảnh, công nghệ hoành tráng, chương trình bế mạc sẽ ấm áp, gần gũi, thân thiện với tinh thần chung 'Hội tụ để tỏa sáng.' Các vận động viên đã trải qua nhiều cuộc tranh tài và tỏa sáng tài năng trên sàn đấu của SEA Games 31. Vì vậy, lễ bế mạc là giây phút để chúng ta tôn vinh, ngợi ca họ và lan tỏa tinh thần thể thao. Chúng tôi nghĩ rằng tất cả các vận động viên đến với SEA Games 31 đều là những người chiến thắng. Lễ bế mạc sẽ như một lời tri ân hẹn gặp lại tất cả từ nước chủ nhà Việt Nam," nghệ sỹ ưu tú Trần Ly Ly chia sẻ.

Liên quan đến không gian tổ chức Lễ bế mạc SEA Games 31, Tổng đạo diễn Trần Ly Ly cho biết dù khác so với không gian tổ chức Lễ khai mạc (Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội) nhưng lễ bế mạc có những nét riêng khác biệt và hấp dẫn.

"Đây sẽ là một sân khấu trong nhà với tổng diện tích màn hình Led được sử dụng lên tới 580m2. Sân khấu chính rộng 611m2, sân khấu phụ hai bên là 315m2 để tạo nên hiệu ứng về âm thanh và ánh sáng. Sân khấu đơn giản nhưng hiện đại, thiết kế như hình chữ V, màn hình hình chữ V, mang tính biểu tượng là Việt Nam, là chiến thắng (victory), cũng là vòng tay ôm thân thiện, dang rộng vòng tay với bạn bè quốc tế, cũng như cánh chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình.

Khán giả sẽ thấy đó là một sân khấu trong nhà lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam từ trước đến nay. Tuy nhiên, nó cũng mang sự ấm cúng như một lời chào gần gũi chân thành của nước chủ nhà Việt Nam dành cho bạn bè quốc tế," Tổng đạo diễn Trần Ly Ly tiết lộ.

Với chủ đề "Hội tụ để tỏa sáng - Gather to shine", chương trình nghệ thuật Lễ bế mạc SEA Games 31 được chia làm 3 chương.

Lễ bế mạc SEA Games 31 sẽ như một lời tri ân hẹn gặp lại tất cả từ nước chủ nhà Việt Nam - ảnh 1

Chương 1 "Hà Nội của tôi, tình yêu của bạn" có thông điệp: Thủ đô Hà nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến với chùm ca khúc về Hà Nội như: Hà Nội đêm trở gió, Nồng nàn Hà Nội, Góc Hà Nội, Tháng 10 Hà Nội, Hà Nội niềm tin yêu hy vọng… trên nền thực cảnh về cuộc sống thanh bình.

Chương 2 "Hội tụ": Đây là phần chính của lễ bế mạc bắt đầu bằng Lễ chào cờ, màn diễu hành của 11 quốc gia, 40 môn thể thao, nhóm trọng tài và tình nguyện viên. Cùng với đó là những hình ảnh ấn tượng nhất trong 12 ngày diễn ra SEA Games 31. Tiếp theo là bài phát biểu tổng kết của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức SEA Games 31; Tuyên bố bế mạc SEA Games 31 của Lãnh đạo Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và nghi thức hạ cờ, tắt đuốc.

Điểm nhấn trong chương này là lễ chuyển giao cờ giữa Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á cho Campuchia - nước chủ nhà của SEA Games 32; cùng với đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng của đất nước Chùa Tháp: bằng Vũ điệu Apsara - biểu tượng của văn hóa, tâm hồn và bản sắc của người Khmer.

Chương 3 "Tỏa sáng" được xây dựng như một Gala âm nhạc, xiếc và thể thao với sự góp mặt của các ca sĩ trẻ hàng đầu của Việt Nam. Mở đầu là phần biểu diễn của nhóm LED DANCE 218 (nhóm nhảy vào chung kết Asia's Got Talent), phần biểu diễn kết hợp công nghệ cùng với vũ đạo và tạo hình, nhịp điệu của màn nhảy múa là sự nối tiếp từ truyền thống đến hiện đại. Phần trình diễn được kết thúc bởi sự hiện diện hình ảnh lá cờ của 11 nước tham dự SEA Games 31.

Chùm liên khúc kết lễ bế mạc gồm các tác phẩm: Diệu kì Việt Nam, Ngàn ước mơ Việt Nam, Việt Nam tươi đẹp, Việt Nam những chuyến đi, Những trái tim Việt Nam, Việt Nam hòa thanh cùng năm châu, do các nghệ sĩ thể hiện với sự góp mặt của hàng trăm VĐV dance sports, thể dục và các nhóm nhảy hiện đại, tạo nên một bầu không khí sôi động về tinh thần thể thao kết nối thế giới, vượt qua những thách thức của cuộc sống.

Theo Tổng đạo diễn Trần Ly Ly, lễ bế mạc sẽ có phần chào tạm biệt bằng một màn giã bạn đậm bản sắc văn hóa Việt với các bài quan họ "Mời trầu," "Giã bạn," "Người ơi người ở đừng về" cùng những miếng trầu têm cánh phượng được 100 nghệ nhân quan họ trao cho các vị khách như lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Chương trình còn có các ca khúc về Hà Nội như: "Nồng nàn Hà Nội," "Hà Nội đêm trở gió"… được các nghệ sỹ Hà Nội gồm: Đông Hùng, Khánh Ly, Bảo Trâm, Phạm Anh Duy… thể hiện.

Bên cạnh đó là chùm ca khúc mang tinh thần Việt Nam đi lên, đổi mới, hiện đại, hội nhập như "Ngàn ước mơ," "Việt Nam bay xa," "Let’s shine"… được thể hiện qua các giọng ca nổi tiếng: Uyên Linh, Văn Mai Hương, Dương Hoàng Yến, Hà Nhi...

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.