Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hữu nghị Lào

Chia sẻ

(PNTĐ) -Vào khoảng 9h50' sáng 10/4 theo giờ địa phương, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào đã diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch nước Lào, thủ đô Vientiane. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chủ trì lễ đón.

Dự lễ đón có đông đảo người dân thủ đô Vientiane trong những bộ trang phục truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào với cờ hai nước và những bông hoa rực rỡ trên tay, nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức Lào.

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hữu nghị Lào - ảnh 1

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith duyệt đội danh dự

Đoàn xe chở Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiến vào đại lộ dẫn đến Phủ Chủ tịch nước Lào trong sự chào mừng nhiệt liệt của đông đảo quần chúng, nhân dân hai nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại nơi đỗ xe thảm đỏ. Sau khi các em thiếu nhi thủ đô Vientiane tặng hoa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hai nhà lãnh đạo cùng di chuyển đến vị trí danh dự chuẩn bị lễ đón.

Quân nhạc cử Quốc thiều Việt Nam và Lào. Đội trưởng đội danh dự Lào mời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng duyệt đội danh dự. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng duyệt đội danh dự. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sau đó cùng bước tới thân mật chào hỏi các quan chức hai nước có mặt tại lễ đón.  

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hữu nghị Lào - Ảnh 2.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Ngay sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.

Trong hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các nhà lãnh đạo hai nước cùng thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc, hiệu quả hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Lãnh đạo hai nước cũng trao đổi các vấn đề hai bên cùng quan tâm nhằm tăng cường hiểu biết chung, tăng cường phối hợp chặt chẽ và hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam - Lào trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. 

Việt Nam hiện có 219 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Lào, tổng vốn đăng ký khoảng 4,7 tỷ USD, duy trì vị trí thứ 3. Trong năm 2022, hai bên đã tổ chức khởi công và khánh thành, bàn giao một số dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào. Doanh nghiệp hai bên tích cực giao lưu, hợp tác. Năm 2022, đầu tư Việt Nam tại Lào tăng thêm 5 dự án mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị 70 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ 2021; kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt gần 1,7 tỷ USD (tăng hơn 25%).

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhằm khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn trước sau như một, coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Diễn ra ngay trước Tết cổ truyền Boun Pi May của nhân dân Lào anh em, chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng còn mang một thông điệp rất đặc biệt, đem đến cho lãnh đạo và nhân dân Lào những tình cảm anh em, đồng chí thắm thiết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Theo Chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.