Miếu Bản làng Giang Cao xã Bát Tràng được công nhận di tích lịch sử cấp Thành phố

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 10/10, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử miếu Bản làng Giang Cao.

Miếu Bản làng Giang Cao xã Bát Tràng được công nhận di tích lịch sử cấp Thành phố - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử miếu Bản làng Giang Cao cho xã Bát Tràng.

Thông tin về di tích, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết: Miếu Bản làng Giang Cao được xây dựng vào thời nhà Trần - là nơi thờ hai vị Thành hoàng là Lê Huệ và Lê Kiêm. Tương truyền, vào khoảng gần cuối đời nhà Trần (1225-1440) có hai vị theo học Nho giáo dòng Khổng Tử để làm thầy, lại có tài bốc thuốc.

 Lúc bấy giờ dân trong vùng có dịch bệnh hoành hành. Hai vị dựng lều trên khu đất cao có tên là Hoàng Xà, sát bờ sông Hồng, bốc thuốc cứu giúp trị bệnh cho nhân dân qua khỏi nhiều tai ương dịch bệnh và trở nên nhộn nhịp... Sau này, dân làng đã xây dựng miếu thờ hai vị và tôn làm Thành hoàng, được phong là: Đệ tam vị Lê Huệ đại vương, Đệ tứ vị Lê Kiêm đại vương.

Trải qua chiến tranh và biến cố lịch sử, miếu Bản xưa không còn nữa. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khu vực miếu Bản là nơi “trên bến - dưới thuyền”, nơi họp chợ sầm uất, thuyền bè cập bến giao lưu đông nhất vùng.

Miếu Bản làng Giang Cao xã Bát Tràng được công nhận di tích lịch sử cấp Thành phố - ảnh 2
Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi phát biểu.

Từ năm 2002 đến 2017, miếu Bản được tôn tạo 3 lần toàn bộ các công trình kiến trúc. Tổng kinh phí các lần trùng tu hơn 5 tỷ đồng, do nhân dân đóng.

Miếu Bản làng Giang Cao hiện tọa lạc trên diện tích đất 800m2. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, miếu Bản đã có nhiều thay đổi về kiến trúc công trình, nhưng vẫn giữ được không gian cảnh quan chung, thế đất, sự liên kết giữa các di tích trong làng Giang Cao, mang dáng dấp của kiến trúc cổ truyền Việt, gồm: Lầu chiêng, gác trống, nghi môn ngoại, nghi môn nội, tiền tế, Hậu cung.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, miếu Bản còn là nơi hội họp bí mật của cán bộ du kích để tránh tai mắt của địch. Sau khi miếu được dựng lại, các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng bắt đầu được khôi phục.

Miếu Bản làng Giang Cao xã Bát Tràng được công nhận di tích lịch sử cấp Thành phố - ảnh 3
Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển Di tích lịch sử miếu Bản

Từ những giá trị đó, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, các phòng ban liên quan của huyện Gia Lâm và chính quyền, nhân dân xã Bát Tràng, lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý đề nghị Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội trình và được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định xếp hạng di tích Miếu Bản làng Giang Cao là di tích lịch sử cấp Thành phố.

 
Miếu Bản làng Giang Cao xã Bát Tràng được công nhận di tích lịch sử cấp Thành phố - ảnh 4
Lãnh đạo xã Bát Tràng bàn giao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử miếu Bản cho thôn Giang Cao.

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng cho biết: Xã Bát Tràng từ xa xưa đã nổi danh là làng nghề truyền thống lâu đời. Người dân Bát Tràng cần cù, chịu khó làm ăn và luôn có ý thức trong việc gìn giữ những di sản văn hóa, tín ngưỡng của cha ông truyền lại. Miếu Bản là một trong những di tích nằm ven sông Hồng, kết hợp với những di tích khác ở xã Bát Tràng như đình Giang Cao, chùa Tiêu Dao, đình Bát Tràng… tạo nên một tuyến di tích tôn giáo tín ngưỡng ven sông khá đặc biệt.

Cùng với giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp, Giang Cao hôm nay cũng đã và đang phát triển mạnh về thương hiệu gốm sứ. Cùng với sự năng động sáng tạo và sức bật vào nghề của đội ngũ thợ trong làng, sản phẩm gốm Giang Cao đã nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường, kế thừa và phát huy được những tinh hoa trong nghề làm gốm của những người đi trước, tiếp tục phấn đấu đưa sản phẩm của làng có mặt ở rất nhiều thị trường trong nước và trên thế giới.

Miếu Bản làng Giang Cao xã Bát Tràng được công nhận di tích lịch sử cấp Thành phố - ảnh 5
Làng Giang Cao vui mừng đón nhận Bằng di tích lịch sử miếu Bản

Lãnh đạo huyện Gia Lâm chỉ đạo các phòng, ban chức năng huyện, UBND xã Bát Tràng, Ban quản lý di tích xã, Tiểu ban quản lý di tích cần tiếp tục bảo tồn các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn với di tích; tuyên truyền sâu rộng cho các thế hệ trẻ hiểu được những giá trị của di tích, từ đó giáo dục truyền thống lòng yêu nước, yêu quê hương. Đồng thời, quan tâm công tác tu bổ, tôn tạo, quản lý các công trình xây dựng xung quanh di tích, tránh tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến không gian, cảnh quan di tích, lưu ý, công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với di tích và hiện vật, đồ thờ tự tại di tích.

 

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến 3500 du khách sẽ tham dự Hội thảo khoa học ngành mỹ phẩm và làm đẹp cùng AI tại Hà Nội

Dự kiến 3500 du khách sẽ tham dự Hội thảo khoa học ngành mỹ phẩm và làm đẹp cùng AI tại Hà Nội

(PNTĐ) - Hội thảo khoa học ngành mỹ phẩm và làm đẹp cùng AI sẽ được tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 12 với quay mô 200 gian hàng trưng bày ấn tượng. Sự kiện với tên gọi Beauty Summit 2024 - Kiến tạo tương lai ngành làm đẹp cùng AI dự kiến thu thu hút 3.500 du khách tham quan, trải nghiệm. Đây là cơ hội để chị em phụ nữ tìm hiểu về nghệ thuật và xu hướng làm đẹp mới nhất hiện nay.
Thủ tướng: Mãi mãi tỏa sáng truyền thống vẻ vang, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam

Thủ tướng: Mãi mãi tỏa sáng truyền thống vẻ vang, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam

(PNTĐ) - "Từ tinh thần yêu nước, bất khuất, khí phách quật cường với hình ảnh tiêu biểu của Bà Trưng, Bà Triệu và nhiều bậc tiền bối khác trước đây, đến những tấm gương sáng của những nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Chiên, Võ Thị Thắng… và sự hy sinh cao cả của các Mẹ Việt Nam Anh hùng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đã trở thành những biểu tượng cao đẹp của phụ nữ Việt Nam, xứng đáng với 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dành tặng".
97 tác phẩm xuất sắc được trao giải tại Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4

97 tác phẩm xuất sắc được trao giải tại Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4

(PNTĐ) - Sau hơn 3 tháng phát động cuộc thi (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), toàn thành phố đã có tổng số 120.230 tác phẩm dự thi của các cơ quan, đơn vị, địa phương, gấp đôi số lượng bài thi năm trước. Ban Tổ chức đã chọn ra 97 tác phẩm xuất sắc để trao giải tại Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tự chủ, tự hào, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tự chủ, tự hào, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng ngày 17/10, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo Đại hội. Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.