Mỗi địa phương cần chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam/dioxin

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các cấp chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc hơn về các đối tượng đặc thù cần sự quan tâm của toàn xã hội. Ngoài các cơ chế, chính sách của Trung ương, thành phố thì mỗi địa phương cần chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, bởi đây là những đối tượng khó khăn trong xã hội.


Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), sáng 21/7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng đoàn công tác của thành phố đến thăm, tặng quà Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội (xã Yên Bài, huyện Ba Vì).

Giám đốc Trung tâm Lê Thành Biên cho biết, đơn vị tiền thân là Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Hà Tây, được thành lập năm 1994.

Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng và tẩy độc cho cựu chiến binh và con của cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam, hiện gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; người có nhu cầu được nuôi dưỡng, tẩy độc, trong đó chủ yếu là ưu tiên những người nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng tại nhà...

Đây là Trung tâm đầu tiên của Việt Nam được ra đời theo mô hình Quản lý Nhà nước. Điều kiện xét duyệt nạn nhân để đưa vào nuôi dưỡng theo hướng mở hơn so với các tổ chức Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Cụ thể, việc nuôi dưỡng nạn nhân tại đây không giới hạn về thời gian (nuôi dưỡng suốt đời), độ tuổi, tình trạng sức khỏe; ưu tiên đối với những gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân; kinh phí được Nhà nước hỗ trợ toàn phần.

Tại Trung tâm có nhiều nạn nhân bị bệnh nặng, bệnh tâm thần đã được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần nhiều năm không tiến triển. Số nạn nhân bị bệnh bại liệt hầu như không có sự biểu lộ về cảm xúc, giao tiếp, mọi hoạt động liên quan cá nhân như ăn uống, vệ sinh, di chuyển,… đều cần sự trợ giúp. Tất cả những yếu tố đó làm cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, hỗ trợ nạn nhân gặp nhiều khó khăn.

Giám đốc Trung tâm Lê Thành Biên kiến nghị các cấp có thẩm quyền của thành phố sớm triển khai thực hiện dự án đầu tư công trung hạn (2022-2026) xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng tổng thể nhiệm vụ nuôi dưỡng nạn nhân tại cơ sở Yên Bài đã được UBND thành phố phê duyệt.

Mỗi địa phương cần chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam/dioxin - ảnh 1
 Trung tâm thường xuyên chăm sóc 150 đối tượng là con đẻ của cựu chiến binh do bị hậu quả bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Trực tiếp thăm, tặng quà các nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Trung tâm thời gian qua trong việc chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân. Nhờ đó, sức khỏe, tinh thần của các bệnh nhân, nạn nhân chất độc da cam/dioxin ngày càng được cải thiện.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, trên địa bàn thành phố có 800 nghìn đối tượng chính sách cần được quan tâm, chăm sóc. Thời gian qua, thành phố luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các đối tượng này, thể hiện rõ trong nội dung Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”. Trên cơ sở đó, thành phố tiếp tục quan tâm đầu tư các dự án để hỗ trợ các đối tượng chính sách này.

Từ thực tiễn trên, đồng chí Nguyễn Văn Phong đề nghị các cấp chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc hơn về các đối tượng đặc thù cần sự quan tâm của toàn xã hội. Ngoài các cơ chế, chính sách của Trung ương, thành phố thì mỗi địa phương cần chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, bởi đây là những đối tượng khó khăn trong xã hội...

Đối với Trung tâm, Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu lãnh đạo đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố sớm xây dựng quy hoạch tổng thể nhằm cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng của trung tâm phục vụ các bệnh nhân tốt hơn. Đồng thời, kiến nghị các cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các bệnh nhân đang điều trị tại đây. Trước mắt về phía huyện Ba Vì, cần phối hợp với Trung tâm để cải tạo, nâng cấp đường đi lại trong trung tâm cho sạch đẹp, tạo môi trường, không gian sạch sẽ cho các bệnh nhân.

Tin cùng chuyên mục

Cần hành động để đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân, người lao động

Cần hành động để đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân, người lao động

(PNTĐ) - Sáng 24/9, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị (KT&ĐT) phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động”.
Hà Đông: 300 nữ đoàn viên công đoàn, đối tượng chính sách được khám sức khỏe miễn phí

Hà Đông: 300 nữ đoàn viên công đoàn, đối tượng chính sách được khám sức khỏe miễn phí

(PNTĐ) - Ngày 23/9, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Người Khuyết tật, Hội bác sĩ tình nguyện quận Hà Đông và Đảng ủy, UBND phường Yên Nghĩa tổ chức khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, sàng lọc bệnh tim cho 300 nữ công nhân lao động, hội viên, gia đình chính sách, hộ cận nghèo trên địa bàn phường Yên Nghĩa.
Truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường – Xây dựng trường học an toàn, thân thiện”

Truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường – Xây dựng trường học an toàn, thân thiện”

(PNTĐ) - Ngày 23/9, tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức chương trình truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường – Xây dựng trường học an toàn, thân thiện” nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, xây dựng trường học không bạo lực, xây dựng môi trường Thủ đô bình đẳng, an toàn, thân thiện với phụ nữ, trẻ em.
Đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của Nhân dân là trên hết

Đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của Nhân dân là trên hết

(PNTĐ) - Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 13 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: Đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Thành phố, với quan điểm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể; việc đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của Nhân dân phải đặt lên trên hết, trước hết. Công tác phòng chống cháy, nổ là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô.
Tăng tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Tăng tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

(PNTĐ) - Ngày 22/9, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam phối hợp Tổ chức nhân dân Australia vì Y tế, Giáo dục và Phát triển hải ngoại (ALPHEDA) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp thúc đẩy tăng tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031”.