Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phản biện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):

Nhà ở xã hội là vấn đề được quan tâm hiện nay

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 24/3, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chủ trì.

Nhà ở xã hội là vấn đề được quan tâm hiện nay - ảnh 1
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, nhân dân cả nước nói chung, cán bộ Công đoàn và đoàn viên, người lao động nói riêng đã tích cực tham gia góp ý vào dự thảo Luật.

Theo kết quả tổng hợp, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức hơn 430 hội nghị, hội thảo; qua đó đã nhận được hơn 10.000 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổng hợp các ý kiến bằng văn bản gửi về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện, mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cán bộ Công đoàn; trong đó tập trung vào các vấn đề như: Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động nhìn từ khía cạnh Luật Đất đai; vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong Luật Đất đai (sửa đổi); Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi và chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…

Nhà ở xã hội là vấn đề được quan tâm hiện nay - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị

Trao đổi thêm về nhu cầu bức thiết về nhà ở xã hội của công nhân lao động, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Hiện chúng ta có gần 18 triệu công nhân lao động, tuy nhiên mới có khoảng 20% trong số này được đáp ứng nhu cầu về nhà ở.

Việc chưa có chỗ ở ổn định, dễ dẫn đến dịch chuyển lao động trong công nhân lao động, nhiều công nhân phải thuê trọ trong những khu nhà trọ ẩm thấp, tồi tàn. Bên cạnh đó, do điều kiện sống không đảm bảo, nhiều công nhân lao động phải gửi con về quê nhờ người thân trông giúp, dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội tiêu cực.

"Do đó, tại Hội nghị, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn các chuyên gia, đại biểu dự Hội nghị phản biện tham gia góp ý nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai nhà ở cho công nhân lao động, đặc biệt là công nhân lao động làm việc trong khu công nghiệp" đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Tham dự hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, về giá đất, việc phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý và sử dụng đất đai; lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhà ở cho công nhân, người lao động...

Các đại biểu đều thống nhất cho rằng, nhà ở xã hội là vấn đề được quan tâm hiện nay, đặc biệt là đối với công nhân, người lao động. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề nghị, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động để bảo đảm được cuộc sống “an cư, lạc nghiệp”. Bởi chỉ khi bảo đảm được nhà ở và các thiết chế xã hội khác thì mới bảo đảm được phát triển bền vững ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.

 
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội: Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(PNTĐ) -Kỳ thi lớp 10 năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội diễn ra ngày 10 - 12/6/2023 với 116.000 lượt thí sinh tham gia dự thi tại 201 điểm thi với gần 5.000 phòng thi. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội đã hoàn tất, sẵn dàng cho kỳ thi diễn ra .
Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố phản biện xã hội đối với Dự thảo về chính sách ưu đãi tiền thuê đất

Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố phản biện xã hội đối với Dự thảo về chính sách ưu đãi tiền thuê đất

(PNTĐ) -Sáng 8/6, đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Quyết định của UBND Thành phố về chính sách ưu đãi tiền thuê đất trong các lĩnh vực: Giáo dục - Đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.