Những lần đón Tết cùng với Bác Hồ

Lê Thế Lân (theo “Những lần đón Bác”)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Hồ Chủ tịch vẫn dành cho Hà Nội một tình cảm đặc biệt. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, Người vẫn dành thời gian thăm, chúc Tết nhân dân Thủ đô. Được Bác về thăm và chúc Tết là niềm vinh dự và tự hào của mỗi cán bộ và người dân. Những lời căn dặn của Người trong những lần về thăm ấy không chỉ thể hiện tình cảm, sự quan tâm của Người với nước, với dân, mà còn trở thành phương châm để người dân Thủ đô học và làm theo gương Bác.

1

Sáng mồng Một Tết Đinh Dậu (ngày 31/1/1957), nhân dân xã Phú Thượng (huyện Từ Liêm cũ) bất ngờ được đón Bác Hồ về thăm. Thời điểm ấy, người dân Phú Thượng vừa giành thắng lợi sau cải cách ruộng đất. Hôm đó, Bác đến từ sáng sớm, cùng đi với Bác có đồng chí Trần Danh Tuyên, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đầu tiên, Bác vào nhà cụ Công Văn Ái, cơ sở ăn ở đi lại của đồng chí Trường Chinh, nơi in báo Cờ giải phóng của Đảng năm 1944. Cụ Công Văn Ái đã mất chỉ còn cụ bà và ông Tuân là con trai của cụ Ái.

Bác hỏi cụ bà và ông Tuân: “Năm nay, gia đình ta ăn Tết có khá không?”.

Cụ bà thưa với Bác: “Nhờ có Bác lãnh đạo nên nhân dân năm nay ăn Tết yên vui. Riêng gia đình ăn Tết cũng tương đối khá ạ”.

Rồi, Bác lấy kẹo ra chia cho các cháu nội, cháu ngoại của cụ Ái và chụp ảnh chung với gia đình. Sau đó, Bác đến thăm một số gia đình trong xã. Đến đâu, Bác đều hỏi chuyện ăn Tết có vui không, gia đình có mấy cân thịt, mấy con gà, mấy bánh chưng… Thấy gia đình nào cũng có đầy đủ những thứ đó, Bác rất vui.

Trước khi ra về, Bác căn dặn những người có mặt đón tiếp Bác: “Nay hòa bình đã được lập lại, bà con cần đoàn kết giúp nhau sản xuất tốt để đời sống được ấm no. Đồng thời cần giữ vệ sinh để bảo vệ sức khỏe tốt”.

Phú Thượng là nơi đầu tiên ở Thủ đô vinh dự đón Bác và đã ba lần được Bác về thăm. Từ sự ân cần chăm sóc và chỉ bảo của Bác, nhân dân trong xã hiểu rõ được vinh dự đó. Những lời chỉ bảo của Bác đã được ghi sâu, truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác, để tiếp tục phấn đấu thực hiện. Sau khi Thủ đô được giải phóng (năm 1954), nhân dân Phú Thượng đã bắt tay vào việc khai hoang, phục hóa khắc phục hậu quả chiến tranh chống Pháp khi giặc chiếm đóng xóm làng. Thành tích phục hồi đã được đánh giá cao và được nhận Bằng khen của Bộ Nông nghiệp (năm 1956).

 Trước đó, ngày 30/1/1957 (tức ngày 30 Tết Đinh Dậu), Bác Hồ cũng đã đến thăm một số gia đình ở phố Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội, thăm hỏi tình hình sắm Tết của các gia đình cán bộ, công nhân ở khu lao động Nhà máy điện Yên Phụ, Nhà máy điện Bờ Hồ (Hà Nội) mới xây dựng…

Những lần đón Tết cùng với Bác Hồ - ảnh 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh, phố Lò Đúc, 
Hai Bà Trưng, Hà Nội, ngày 30/1/1957 (30 Tết Nguyên đán Đinh Dậu). Ảnh tư liệu

2

Khoảng 20 giờ tối 30 Tết, đồng chí Nguyễn Khai, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Ban Tổ chức Trung ương về Nhà máy Bê tông đúc sẵn ở Chèm báo cho đồng chí Nguyễn Đông, Giám đốc nhà máy tin vui: “Sáng mồng Một Tết sẽ có đồng chí cán bộ cao cấp đến thăm nhà máy”. Đồng thời dặn thêm: “Không cần phải bày vẽ đón tiếp gì cả, cứ để cho cán bộ, công nhân nghỉ ngơi vui Tết bình thường”.

Mồng Một Tết Tân Sửu (ngày 5/2/1962), Bác Hồ đến thăm nhà máy. Đầu tiên, Bác vào khu vực nhà ăn, nhà bếp và nhà ở tập thể. Cùng đi với Bác có đồng chí Nguyễn Lam - Bí thư Thành ủy, đồng chí Trần Duy Hưng - Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội cùng nhiều đồng chí khác.

Rời khu nhà tập thể, Bác sang thăm khu sản xuất của nhà máy. Trên đường đi phải qua một rãnh nước rộng khoảng gần 2 mét, cầu là tấm panen rỗng đã bị vỡ một quãng. Bác chỉ tấm panen bảo các đồng chí lãnh đạo nhà máy: “Các cô, các chú phải thay ngay tấm khác, nếu không các cháu bé hoặc công nhân qua lại vô ý ngã tụt xuống thì gãy chân mất”.

Sau đó, Bác lại qua mương trung thủy nông rộng chừng 4 mét, cầu bắc ba thanh đường ray và ken những tấm gỗ mỏng không được vững chắc lắm, lại không có tay vịn hai bên. Khi qua cầu, Bác dừng lại nhắc các đồng chí lãnh đạo nhà máy: “Cầu không có tay vịn như thế này, các cháu bé hay cán bộ, công nhân qua lại sơ ý ngã xuống sông máng rất nguy hiểm. Các chú phải làm lại cho vững chắc hơn”.

Bác vào phân xưởng sản xuất cột điện để dẫn điện từ Nhà máy thủy điện Thác Bà về Hà Nội. Bác đi một lượt qua phân xưởng sản xuất, vừa đi Bác vừa nghe đồng chí Giám đốc nhà máy báo cáo tình hình. 

Sau chuyến thăm ngày Tết của Bác, việc làm đầu tiên của nhà máy là cho bắc lại chiếc cầu sắt có tay vịn và thay tấm panen khác để việc đi lại của cán bộ, công nhân được an toàn.

Sau đó, Bác gửi cho nhà máy một số ảnh chụp ngày Bác về thăm để lưu niệm và hỏi đồng chí Giám đốc đã làm lại hai chiếc cầu mà Bác dặn chưa. Giám đốc nhà máy đã báo cáo với Bác về những việc làm đầu tiên để thực hiện lời dạy của Bác. Nhà máy đã tổ chức kiểm điểm thấy rõ những thiếu sót cần khắc phục và phát động đợt thi đua làm theo lời Bác. Cuối năm đó, nhà máy hoàn thành vượt mức kế hoạch, đồng chí Quế - Bí thư Đảng ủy nhà máy viết báo cáo gửi lên Bác. Bản báo cáo đã được Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam thu tiếng nói của đồng chí Quế phát ra đúng sáng mồng Một Tết Quý Mão (1963).

Những lần đón Tết cùng với Bác Hồ - ảnh 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc ngâm thơ mừng xuân của các phụ lão và văn nghệ sĩ tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngày Mồng 1 Tết Nhâm Dần 1962 – ảnh tư liệu

3

Tối hôm 30 Tết có tin từ một cán bộ Thành phố cho biết sáng mai có một phái đoàn Chính phủ về thăm và chúc Tết nhân dân xã Đông Ngạc. Sáng mồng Một Tết năm Tân Sửu (1962), theo thường lệ, các cụ phụ lão và bà con nhân dân xã Đông Ngạc ra Đình để làm lễ chào cờ đầu xuân. Gần 9h, Bác về nhưng không vào Đình mà vào thẳng trong xóm. Bác mặc quần áo kaki bạc màu, chân đi đôi dép cao su đã cũ.

 Bác vào thăm nhà đồng chí Tấu, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã, thăm nhà đồng chí Đặng Đức Miên, Chủ nhiệm HTX Đại Thắng, rồi đến thăm nhà ông Phụ, gia đình có hai con và cháu là liệt sĩ… sau đó ra đình ở đó đã có các đồng chí cán bộ và nhân dân chờ. Bác trìu mến nhìn mọi người rồi tươi cười nói: “Hôm nay, Bác về thăm và chúc Tết các cụ phụ lão, các cô, các chú xã viên và các cháu thanh niên, nhi đồng trong xã Đông Ngạc. Bác nghe tin Đông Ngạc thi đua sản xuất giỏi, ra sức chống hạn, đã cấy xong hết diện tích trước Tết, lại làm tốt việc bán lương thực, thực phẩm cho Nhà nước, như thế là rất tốt. Bác mong Đông Ngạc giữ mãi thành tích đó và tiến lên hơn thế nữa”. Trước khi ra về Bác bảo: “Hãy cố gắng làm tốt những điều Bác vừa dặn”.

Những thôn, xã, nhà máy, gia đình được Bác Hồ về thăm và chúc Tết đều thẩm thấu những lời căn dặn của Người. Ai cũng chung một suy nghĩ, phải làm gì để thực hiện những điều Bác dạy để đưa quê hương, đơn vị phát triển tiến lên, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần phát triển Thủ đô và đất nước.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.
Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, rất đông người dân đến sớm xếp hàng nghiêm trang theo hướng dẫn để chờ đến lượt viếng. Đầu giờ sáng, Hội trường Thống Nhất, TPHCM, quê nhà Đông Anh của Tổng Bí thư, nhà tang lễ Quốc gia đã chật kín người tới tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.