Ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai cơ bản đã được kiểm soát

Chia sẻ

Tại cuộc họp chiều 1/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 yêu cầu Bộ Y tế huy động thêm lực lượng cùng với TP. Hà Nội để xét nghiệm trên máy toàn bộ những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong trong thời gian sớm nhất.

Đến 12 giờ ngày 1/4, các địa phương đã rà soát, giám sát, quản lý sức khoẻ các trường hợp đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết qua điều tra dịch tễ trên địa bàn thành phố đã xác định được 16.714 trường hợp có nguy cơ bị lây nhiễm (bệnh nhân, người nhà và những người có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai) và tổ chức cách ly theo quy định (cách ly tại nhà và cách ly tập trung), triển khai xét nghiệm sàng lọc bằng cả test thử nhanh và xét nghiệm trên máy.

Ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai đã được kiểm soátỔ dịch tại bệnh viện Bạch Mai đã được kiểm soát

Qua sàng lọc bằng test thử nhanh đối với 783 trường hợp đã phát hiện một số ca dương tính, tuy nhiên, sau khi tiến hành xét nghiệm trên máy tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội thì các ca này đều âm tính.

Trong thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Y tế tập trung xét nghiệm trên máy toàn bộ những người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai trên địa bàn thành phố để sàng lọc, cách ly, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

“Hiện nay, ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai cơ bản đã được quản lý và kiểm soát”, ông Ngô Văn Quý nói. 

Đến 12 giờ ngày 1/4, các địa phương đã rà soát, giám sát, quản lý sức khoẻ 44.293 trường hợp đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3. Cụ thể: 4.736 bệnh nhân nội trú, 1.272 bệnh nhân ngoại trú, 30.515 bệnh nhân khám ngoại trú, 7.026 người thân/người chăm sóc bệnh nhân, 91 người làm cho công ty Trường Sinh và 653 người khác có liên quan.

Một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh… đã tiến hành xét ngiệm toàn bộ những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai và cho kết quả 100% âm tính.

Liên quan đến vấn đề này, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế huy động thêm lực lượng cùng với TP. Hà Nội để xét nghiệm trên máy cho toàn bộ những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian sớm nhất.

Lãnh đạo Hà Nội cho biết thêm, hiện các bệnh viện của Hà Nội đảm bảo đủ điều kiện, cơ sở vật chất, máy móc để có thể điều trị cho 1.000 người mắc COVID-19. Năng lực xét nghiệm của TP. Hà Nội có thể đạt khoảng 1.800 mẫu/ngày. Thủ đô cũng đã tính toán các phương án điều trị trong tình huống có số lượng người mắc tăng đột biến lên nhiều lần…

Ưu tiên xét nghiệm bằng máy

Về vấn đề xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin thêm: Hiện có 2 phương pháp xét nghiệm để phát hiện người nhiễm COVID-19. Một là phải sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng). Hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày).

Trong phương pháp thứ hai, có loại test thử nhanh, kết quả đọc được trong vòng 10-15 phút và không cần máy móc. Việt Nam đã nhập khẩu test thử nhanh từ Hàn Quốc (tuy nhiên tại Hàn Quốc không sử dụng loại test thử nhanh này).

Test thử nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn (độ nhạy khoảng 65 – 80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; độ đặc hiệu khoảng 60 – 70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại virus, vi khuẩn khác).

Vì vậy, loại xét nghiệm nhanh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này.

Đối với Việt Nam, hiện chưa có nhiều người lây nhiễm nên phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy để xác định chính xác.

Trường hợp có một cộng đồng nhỏ cần đánh giá nhanh để dự báo mức độ nhiễm bệnh thì có thể sử dụng nhưng không được coi kết quả để kết luận là nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh. TP. Hà Nội đã sử dụng xét nghiệm nhanh để sơ bộ đánh giá mức độ lây lan, từ đó có phương án ứng phó phù hợp.

P.V 

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

(PNTĐ) - Sáng 8/5/2024, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội LHPN Hà Nội và Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt, biểu dương 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2024. Đây là chương trình ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Cách làm hay trong phát triển Đảng gắn với quản lý, sàng lọc đảng viên tại Hà Nội

Cách làm hay trong phát triển Đảng gắn với quản lý, sàng lọc đảng viên tại Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức sơ kết thực hiện đề án số 20-ĐA/TU ngày 24/10/2022, Quy định số 09-QĐ/TU ngày 24/10/2022 và Kế hoạch số 121- KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Tại hội nghị, nhiều đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay công tác phát triển đảng viên, triển khai ứng dụng 2 phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và "Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ thành phố.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo  thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng 02 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Chung sức, chung lòng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại

Chung sức, chung lòng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại

(PNTĐ) - Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính ôn lại chiến thắng lịch sử Điện Biên Phú, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các vị lãnh đạo, lão thành cách mạng; tưởng nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công và đồng bào địa phương, đồng bào cả nước... chung sức, chung lòng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại ngày 7/5/1954.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngay trước Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 7/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn đã đến dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.