Ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tại phiên làm việc chiều ngày 05/01/2023, Quốc hội khóa XV đã phê chuẩn việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà và Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 - ảnh 1
Hai tân Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (trái) và Trần Hồng Hà

Cụ thể, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường và ông Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, sau khi thảo luận tại đoàn, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu kín. Kết quả kiểm phiếu cho thấy Quốc hội đồng ý phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang làm Phó Thủ tướng.

Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 cũng đã được biểu quyết thông qua với tỷ lệ 481/481 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,98% tổng số đại biểu Quốc hội).

Trước đó, cũng trong phiên làm việc cùng ngày, dưới sự chủ trì, điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam.

Đồng thời, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với đại biểu Phạm Bình Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và đại biểu Lê Minh Chuẩn (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.