SEVEN.am bị nghi vấn nhập hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam

Chia sẻ

Trước thông tin thương hiệu thời trang Việt Nam SEVEN.am có dấu hiệu nhập nhèm về xuất xứ hàng hóa...

Ngày 11/11, Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đã kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.am tại các địa chỉ trên địa bàn Hà Nội.  
 
Cụ thể là cửa hàng: 146-148 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa; 11 Kim Đồng, quận Hoàng Mai; 146 Thái Hà, quận Đống Đa; 135 Trần Phú, quận Hà Đông và 506 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên. Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 14 ghi nhận trên toàn bộ các sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng Seven.am đều có tem của sản phẩm Seven.am, xuất xứ Made in Vietnam, có gắn dấu hợp quy. Tuy nhiên, trên sản phẩm không thể hiện rõ tên địa chỉ sản xuất, mà chỉ có địa chỉ nhà phân phối là “Công ty cổ phần MHA thời trang Seven.am”. Tại thời điểm kiểm tra, chủ các cửa hàng kinh doanh mới chỉ xuất trình được đăng ký nhãn hiệu Seven.Am còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy số 14518064. Toàn bộ hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc và Bản công bố hợp quy của sản phẩm, chủ cửa hàng xin xuất trình sau. 
 
SEVEN.am bị nghi vấn nhập hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam - ảnh 1
Cán bộ QLTT kiểm tra sản phẩm tại của hàng Seven.am

Theo ông Dương Ngọc Viện, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14, Seven.am không có xưởng may mặc riêng, nhưng có hợp đồng với Công ty TNHH Thời trang quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông. Toàn bộ sản phẩm được Seven.am thiết kế và chuyển sang công ty Bảo Anh sản xuất. 
 
Trước đó, Tổng giám đốc Công ty CP MHA - đơn vị sở hữu thương hiệu thời trang SEVEN.am Nguyễn Vũ Hải Anh, thừa nhận có nhập sản phẩm quần áo của Trung Quốc, song những sản phẩm nhập ngoài sẽ không gắn mác SEVEN.am (!?). Giải thích về việc cơ sở này bị phát hiện cắt mác những sản phẩm nhập từ Trung Quốc, ông Nguyễn Vũ Hải Anh giải thích “phải cắt sạch và may lại vì khách hàng phàn nàn về cảm giác ngứa ngáy, khó chịu” (!?). 
 
Cũng trong sáng 11/11, truy cập vào website của hãng thời trang  Seven.am tại địa chỉ: http://sevenam.vn, nhiều khách hàng bất ngờ khi không tìm thấy danh mục, hình ảnh các sản phẩm phụ kiện như túi xách, ví. Trước đó, ngày 10/11, trang web này, hàng chục mẫu túi xách, ví vẫn được sắp xếp trong danh mục “Phụ kiện”, khách hàng vẫn có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm qua điện thoại. 
 
Đầu tháng 11, đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra một cơ sở sản xuất quần áo tại 503 Bát Khối, quận Long Biên đã phát hiện và thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm quần áo không có hóa đơn chứng từ đang trong quá trình thay đổi tem nhãn thành “Made in Việt Nam”. Cụ thể, có 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài; 2.130 sản phẩm quần áo đã gắn nhãn một thương hiệu thời trang dành cho giới trẻ là IFU; 16 bao quần áo gắn nhãn thương hiệu của hãng thời trang công sở NEM; 6 bao túi xách và 4 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Tổng khối lượng hàng hóa ước tính khoảng 4 tấn có trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên và thu giữ thêm tang vật là 4 máy khâu, và 49 kg tem nhãn các loại để điều tra xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. 
 
Những vụ việc liên quan đến gian lận thương mại và xuất xứ hàng hoá như trên khiến dư luận hết sức quan tâm bởi trước đó, các vụ việc tương tự xảy ra với thương hiệu Khaisilk hay Asanzo. Trong một diễn biến khác, tại phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội mới đây với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trường thừa nhận trên thực tế bước đầu đã có những hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ: mua sản phẩm nước ngoài, tráo nhãn mác để tiêu thụ trong nước, lừa dối người tiêu dùng và vi phạm pháp luật. Năm 2018, Bộ Công thương đã đề xuất, xây dựng văn bản pháp quy ghi chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và xin ý kiến các bộ ngành kiến nghị xây dựng thông tư về hướng dẫn chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong nước. Đến nay, dự thảo thông tư đã hoàn thành, đang lấy ý kiến phản biện của xã hội.
Hương - Chi 
 

Tin cùng chuyên mục

Giao lưu trực tuyến “Huyền thoại Trường Sơn” và cuộc gặp gỡ của những “bông hồng thép”

Giao lưu trực tuyến “Huyền thoại Trường Sơn” và cuộc gặp gỡ của những “bông hồng thép”

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), 8h30 ngày 24/4/2025, Hội LHPN thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Chương trình giao lưu “Huyền thoại Trường Sơn” gặp mặt các nhân chứng lịch sử gồm: Đại đội nữ lái xe Trường Sơn, nữ cựu thanh niên xung phong và vợ thương binh nặng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Quốc hội và Chính phủ đồng hành để hoàn thành trọng trách lịch sử

Quốc hội và Chính phủ đồng hành để hoàn thành trọng trách lịch sử

(PNTĐ) - Chiều 22/4, tại Nhà Quốc hội, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV.
Vatican chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao lịch sử

Vatican chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao lịch sử

(PNTĐ) - Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời ngày 21/4/2025 tại Vatican, khép lại một triều đại đầy cảm hứng và cải cách. Vatican bước vào giai đoạn chuyển giao với các nghi thức tang lễ trang nghiêm và chuẩn bị mật nghị Hồng y để bầu tân Giáo hoàng kế nhiệm.