Tặng 20.000 suất quà cho người dân và du khách vào Lăng viếng Bác Hồ

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 19/5, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh nhật Bác, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tặng 20.000 suất quà cho người dân và du khách vào Lăng viếng Bác.

Tặng 20.000 suất quà cho người dân và du khách vào Lăng viếng Bác Hồ - ảnh 1
Sở Du lịch Hà Nội tặng quà cho đồng bào du khách vào Lăng viếng Bác Hồ ngày 19/5

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, việc tổ chức tặng quà cho người dân và du khách vào Lăng viếng Bác là sự kiện thường niên, thể hiện tình cảm của người Hà Nội đối với Nhân dân cả nước và du khách đến thăm Thủ đô. Đây cũng là hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch, góp phần tiếp tục xây dựng hình ảnh du lịch Thủ đô Hà Nội là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Tặng 20.000 suất quà cho người dân và du khách vào Lăng viếng Bác Hồ - ảnh 2
 Sở Du lịch Hà Nội tặng quà cho đồng bào vào Lăng viếng Bác Hồ ngày 19/5

Từ năm 2018 đến nay Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai tặng quà cho người dân, du khách vào Lăng viếng Bác, từ đó trở thành hoạt động thường niên hỗ trợ nhân dân và du khách trong các dịp lễ lớn.

 Năm 2023, Sở Du lịch Hà Nội dự kiến sẽ tặng 80.000 suất quà cho du khách đến viếng Bác vào các dịp lễ lớn như: Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4); Ngày Quốc tế Lao động (1/5); Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9).

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.