Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp lần thứ 12:

Tăng cường quảng bá, giới thiệu truyền thống văn hóa, tiềm năng, thành tựu kinh tế - xã hội của Thủ đô

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 11/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về công tác chuẩn bị cho Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp lần thứ 12 diễn ra từ ngày 13-16/4/2023. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì buổi họp báo.

Hội nghị 12 dự kiến có sự tham gia của 50 địa phương Việt Nam, 12 địa phương Pháp với trên 800 đại biểu của cả phía Việt Nam và Pháp, bao gồm lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo các chính quyền địa phương, đại diện các Hội hữu nghị, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, nhân sỹ trí thức Việt kiều yêu nước tại Pháp, đại diện các dự án hợp tác giữa Việt Nam - Pháp, một số tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các trường đại học và cộng đồng doanh nghiệp của hai nước Việt Nam và Pháp.

Đến nay, đã có trên 33 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 24 địa phương của Pháp hợp tác với 55 dự án và thỏa thuận hợp tác cấp địa phương. Các dự án hợp tác tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của địa phương Việt Nam và thế mạnh của Pháp như văn hóa, ngôn ngữ, du lịch, bảo tồn - bảo tàng di sản, nước và vệ sinh môi trường, quy hoạch đô thị, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, đào tạo nghề, y tế, phát triển bền vững, môi trường, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Thông tin tại cuộc họp, bà Ngô Minh Hoàng - Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội cho biết, UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Hiệp hội Các địa phương Pháp tổ chức Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp vào năm 2023.

Bà Hoàng cũng cho biết, tại Hội nghị 12, các đại biểu sẽ tập trung trao đổi, thảo luận xoay quanh 4 phiên hội thảo chuyên đề: Đô thị bền vững; Môi trường, nước và xử lý nước; Văn hóa, Di sản và Du lịch; Thành phố thông minh và Số hóa.

Ngoài các phiên Hội thảo chuyên đề, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, giao lưu giữa các địa phương, đối tác của hai nước như: Không gian quảng bá các địa phương “Sắc màu Việt Nam” với quy mô 80 gian hàng quảng bá, giới thiệu về văn hóa, địa điểm du lịch, các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các địa phương Việt Nam; Lễ hội “Balade en France/Dạo chơi nước Pháp” với quy mô 50 gian hàng của các doanh nghiệp Pháp - Việt hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, thực phẩm, được tổ chức dưới hình thức hội chợ nhằm giới thiệu đến công chúng về ngành nông nghiệp, công nghệ thực phẩm Pháp và nghệ thuật văn hóa ẩm thực Pháp.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Pháp với mục đích kết nối cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với địa phương, địa phương với địa phương hai nước, dự kiến đón tiếp gần 400 đại biểu các chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hai nước.

Bên lề Diễn đàn, nhiều hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa chính quyền với chính quyền (G2G), chính quyền với doanh nghiệp (G2B), doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)…

Tăng cường quảng bá, giới thiệu truyền thống văn hóa, tiềm năng, thành tựu kinh tế - xã hội của Thủ đô - ảnh 1
Quang cảnh cuộc họp báo

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Hội nghị 12 cũng diễn ra các cuộc triển lãm, hội thảo về văn hóa, di sản như: Triển lãm “Từ lòng đất đến bảo tàng”: trưng bày các di tích, di chỉ khảo cổ học tại khu di sản Hoàng Thăng Thăng Long tại khu Di sản Văn hóa Thế giới Hoàng Thành Thăng Long; Hội thảo “Phát huy giá trị không gian khảo cổ học tại Hoàng Thành Thăng Long” tại khu Di sản Văn hóa Thế giới Hoàng Thành Thăng Long; Triển lãm “Hà Nội - Khởi đầu một đô thị kiểu phương Tây ở Đông Nam Á”: trưng bày những bức ảnh màu đầu tiên chụp tại Hà Nội và diễn ra tại ngôi Biệt thự Pháp kiểu mẫu được bảo tồn, trùng tu từ sự hợp tác Hà Nội - Ile-de-France số 49 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898- 1954”: thông qua bộ sưu tập ảnh Việt Nam của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp…

Tăng cường quảng bá, giới thiệu truyền thống văn hóa, tiềm năng, thành tựu kinh tế - xã hội của Thủ đô - ảnh 2
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu

Kết luận buổi họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn cho biết nhiều vấn đề quan trọng sẽ được thảo luận tại Hội nghị 12. Bên cạnh những thành công nhiều năm qua, các bên đều quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, phát huy thế mạnh, tiềm năng của các địa phương ở cả 2 quốc gia, đặc biệt là Hà Nội. Hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp là một trong những hợp tác quốc tế cấp địa phương phát triển nhất của cả hai nước, xét về số lượng đối tác tham gia hợp tác, cũng như về mức độ cam kết tài chính và quy mô hợp tác.

Hội nghị 12 này sẽ tập trung trao đổi, thảo luận xoay quanh 4 phiên hội thảo chuyên gồm:  Đô thị bền vững; Môi trường, nước và xử lý nước; Văn hóa, Di sản và Du lịch; Thành phố thông minh và số hóa.

Tin cùng chuyên mục

​  Cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số

​ Cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Chuyển đổi số là hướng đi đúng, mang tính đột phá nhất, hiệu quả nhất, do đó, cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số. Làm sao để chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người. Cùng với việc đưa ra các dịch vụ công trực tuyến, cần hướng dẫn, tuyên truyền để người dân tham gia, thụ hưởng và cảm nhận được các tiện ích, lợi ích của chuyển đổi số.
Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.