Tăng cường trao đổi khách du lịch Gia Lai- Hà Nội

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 24/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai phối hợp cùng Sở Du lịch Hà Nội tổ chức “Hội nghị xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 tại Hà Nội” với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp kinh doanh du lịch của 2 địa phương.

Tăng cường trao đổi khách du lịch Gia Lai- Hà Nội - ảnh 1
Cảnh thác ở Gia Lai

Gia Lai được biết đến là địa phương có lợi thế về sinh thái rừng với cảnh quan thiên nhiên đẹp như Biển Hồ, thác Phú Cường, thác Mơ, Thác 50, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng... Gia Lai còn là cái nôi của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa bản địa người Jrai, Bahnar. Bản thân còn giữ được nền văn hóa truyền thống đậm đặc, thiên nhiên hoang sơ, Gia Lai là địa chỉ tin cậy với những du khách yêu thích thiên nhiên, văn hóa và sự mộc mạc của người dân địa phương.

Thời gian qua, du lịch cộng đồng, sinh thái vẫn đang là định hướng phát triển du lịch của địa phương. Trước những khó khăn do dịch Covid-19, ngành du lịch Gia Lai đã nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển du lịch địa phương, trong đó ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, liên kết.

Tăng cường trao đổi khách du lịch Gia Lai- Hà Nội - ảnh 2
Lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội và Sở VHTT&DL Gia Lai trao đổi kết nối du lịch 2 tỉnh thành tại hội nghị 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng mong muốn thời gian tới doanh nghiệp du lịch Hà Nội và Gia Lai đẩy mạnh liên kết khai thác trao đổi khách 2 chiều. Đồng thời, xây dựng tour, tuyến mới, qua đó góp phần tăng cường trao đổi khách, tăng lượng khách giữa 2 địa phương. Ông Nguyễn Đức Hoàng bày tỏ: "Mong rằng các doanh nghiệp Hà Nội sẽ đồng hành, kết nối thường xuyên với Gia Lai để khai thác nhiều điểm du lịch mới, hỗ trợ cho du lịch Gia Lai ngày một phát triển”.

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 suốt 2 năm qua, nhưng các doanh nghiệp du lịch đã có nhiều cách làm hay và sáng tạo. Trong bối cảnh bình thường mới, ngành du lịch Thủ đô đã tham mưu với UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch phục hồi ngành du lịch. Hà Nội khuyến khích doanh nghiệp chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng liên kết là vô cùng cần thiết giúp vực dậy mạnh mẽ hoạt động du lịch của địa phương nói riêng và du lịch cả nước nói chung sau thời gian dài ngừng trệ vì dịch Covid-19.

Bên cạnh sự nỗ lực hỗ trợ của chính quyền thì sự chung tay của doanh nghiệp có yếu tố quyết định. Tất cả vì mục tiêu chung, thúc đẩy lượt khách nội địa, tổng thu du lịch nội địa thông qua các chương trình du lịch hấp dẫn, chất lượng dịch vụ đảm bảo, giá cả hợp lý để kích thích người dân ở mọi miền tổ quốc tìm hiểu về các địa phương trong dải đất hình chữ S. Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta tư duy lại về cách thức, phương thức làm du lịch để đảm bảo ngành kinh tế này phát triển hài hòa, bền vững, mang lại lợi ích nhiều hơn nữa cho cộng đồng, doanh nghiệp.

Tăng cường trao đổi khách du lịch Gia Lai- Hà Nội - ảnh 3
Gia Lai khai thác các điểm đến du lịch từ thiên nhiên

Thời gian tới, để sự liên kết này chặt chẽ và đem lại hiệu quả đòi hỏi ngành du lịch 2 tỉnh thành tăng cường hợp tác quảng bá tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của mỗi địa phương tới thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Phối hợp tham gia sự kiện du lịch, hoạt động quảng bá, xúc tiến, tích cực tham gia các sự kiện của 2 địa phương, hàng năm phối hợp tổ chức từ 1 - 2 chương trình, sự kiện du lịch chung.

Ông Trần Trung Hiếu kiến nghị: “Bên cạnh sự cố gắng của du lịch Hà Nội còn đòi hỏi ngành du lịch tỉnh Gia Lai tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; phối hợp tổ chức đoàn FAM các doanh nghiệp du lịch khảo sát phát triển kết nối tuyến Hà Nội - Gia Lai và các địa phương lân cận”.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu nhấn mạnh, Hà Nội và Gia Lai là 2 điểm đến có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, du lịch sinh thái đa dạng, phong phú và còn nhiều dư địa để khai thác. Việc 2 địa phương bắt tay nhau liên kết hợp tác để phát triển du lịch trong bối cảnh bình thường mới là cơ hội để phục hồi ngành du lịch. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, triển khai mối liên kết đòi hỏi 2 địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thay đổi của du khách.

Trong khuôn khổ hội nghị, doanh nghiệp du lịch Hà Nội và Gia Lai đã công khai danh sách các điểm đến du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn an toàn phục vụ khách du lịch tại 2 tỉnh thành.

Tại hội nghị, những tour tuyến mới sẽ hình thành, hoàn thiện từ những đóng góp thiết thực của các doanh nghiệp du lịch góp phần tăng cường trao đổi khách, tăng lượng khách giữa 2 địa phương.

 


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.