Thận trọng tránh gây xáo trộn

Chia sẻ

Nếu không cấp bách thực hiện các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân, Hà Nội đối mặt với nhiều hệ lụy, cả về kinh tế, môi trường lẫn sự ùn tắc đến mức “không thể nhúc nhích” được.

 
 
Thận trọng tránh gây xáo trộn - ảnh 1
Nếu không cấp bách thực hiện các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân, Hà Nội đối mặt với nhiều hệ quả

Nhiều chuyên gia giao thông đã đồng tình với việc TP Hà Nội xây dựng đề án phân vùng dừng hoạt động xe máy vào năm 2030 và thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô. TS Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải hoàn toàn ủng hộ hai đề án trên bởi chưa một TP nào để ô tô tràn ngập hết đường và xe máy phát triển rầm rộ lên đến con số gần 7 triệu phương tiện như hiện nay, chưa kể lượng phương tiện cá nhân từ các tỉnh hàng ngày ra vào Thủ đô rất lớn. Không riêng Hà Nội mà theo ông Lê Đỗ Mười, nhiều nước Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar… đều có giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân. Tại Hà Nội, giải pháp và chính sách để hạn chế ô tô đã có nhưng với xe máy thì từ trước đến nay chưa có nên cần thiết phải có giải pháp hạn chế xe máy.
 
Hiện nay, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang lấy ý kiến về hai phương án “phân vùng hạn chế, tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030”. Theo đó, phương án 1 là hạn chế xe máy theo quận (12 quận nội thành) và 5 huyện chuẩn bị lên quận gồm: Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng từ năm 2030. Phương án 2 là hạn chế xe máy theo vành đai; trong 5 vành đai được Hà Nội xây dựng đến năm 2030, vành đai 3 được cho đạt đầy đủ các chỉ tiêu để áp dụng chính sách hạn chế xe máy vì đây là vành đai khép kín, mặt cắt ngang rộng, quy mô 8-10 làn xe, trên tuyến có một số đoạn hình thành cao tốc đô thị đảm bảo khả năng phân luồng lưu thông. Ngoài ra, vành đai 3 với quỹ đất dự phòng lớn thuận tiện xây dựng điểm đỗ xe, điểm trung chuyển, trạm dừng nghỉ hơn vành đai 2 vốn đã chật chội. 
 
GS.TS Vũ Thị Vinh, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam lấy dẫn chứng là việc TP Quảng Châu (Trung Quốc) hạn chế xe máy. Công việc này được thực hiện trong 16 năm với nhiều bước như tuyên truyền để người dân đồng thuận sau đó giới hạn xe đăng ký mới, tiếp theo là cấm xe máy đi vào một số tuyến phố, cấm xe ngoại tỉnh và cuối cùng cấm toàn bộ xe máy vào TP, tiêu hủy xe cũ. Từ thực tế này, theo GS.TS Vũ Thị Vinh, Hà Nội cần tiến hành hạn chế xe máy theo từng bước, không nóng vội để tránh gây xáo trộn xã hội. Phân tích về những mặt được và chưa được của từng phương án hạn chế xe máy trên, GS.TS Vũ Thị Vinh cho rằng, TP cần xác định tuyến đường bị tắc nghẽn nhất, thống kê chi tiết lượng xe ở các tuyến đường dự kiến hạn chế để tính toán ra lượng phương tiện giao thông công cộng thay thế và phải bố trí giao thông công cộng đủ năng lực để vận chuyển hành khách khi hạn chế xe máy. Thời gian đầu có thể thay vì ùn chỗ này thì ùn chỗ kia, nhưng các phương tiện sẽ dần tự phân luồng trong di chuyển và cùng với việc tăng cường giao thông công cộng để hỗ trợ thì ùn tắc ở những khu vực nghiêm trọng sẽ giảm.
 
Đồng tình với quan điểm của GS.TS Vũ Thị Vinh, TS Đỗ Lê Mười cũng cho rằng, cả hai đề án mà Hà Nội đang xây dựng đều phải bám sát mục tiêu là sau khi phương tiện công cộng phục vụ đáp ứng được tỷ lệ nhất định nhu cầu đi lại của người dân thì mới tổ chức triển khai. Từ nay đến 2030, có khả năng 2 tuyến đường sắt đô thị được đưa vào vận hành thì vận tải khách công cộng chủ lực vẫn là xe buýt và khả năng đáp ứng của phương tiện vận tải công cộng từ 35-40% nhu cầu. Bởi vậy, có thể tính đến việc hạn chế xe máy và thu phí trên ô tô ra vào khu vực có nguy cơ ùn tắc, ô nhiễm môi trường.
 
Tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện Sở Giao thông Vận tải khẳng định sẽ xây dựng lộ trình thực hiện đề án một cách rõ ràng, cụ thể để đưa đề án vào thực tế trên nguyên tắc đảm bảo việc đi lại cho người dân.
 
Nguyễn Vũ 

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

(PNTĐ) - Ngày 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền khi Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền đô thị hai cấp. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã hoàn tất toàn diện công tác chuẩn bị, chủ động kết nối liên thông với 126 UBND xã, phường trên toàn địa bàn và 30 Chi nhánh trực thuộc, sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp không gián đoạn trong giải quyết thủ tục hành chính.
Xã Thanh Oai kiện toàn các chức danh lãnh đạo

Xã Thanh Oai kiện toàn các chức danh lãnh đạo

(PNTĐ) - Xã Thanh Oai được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thanh Mai, thị trấn Kim Bài, Kim An, Đỗ Động, Phương Trung và phần lớn diện tích tự nhiên, dân số của xã Kim Thư. Sau sáp nhập, xã Thanh Oai có tổng diện tích tự nhiên là 26,86 km², quy mô dân số hơn 54.600 người.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao các quyết định về công tác cán bộ tại phường Thanh Xuân

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao các quyết định về công tác cán bộ tại phường Thanh Xuân

(PNTĐ) - Sáng 30/6, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thanh Xuân đã tổ chức lễ trao các quyết định của thành phố Hà Nội về công tác cán bộ tại phường. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tới dự và trao các quyết định về công tác cán bộ cho Ban Chấp hành Đảng bộ phường Thanh Xuân.