Thu phí bảo vệ môi trường: Chuyên gia đề xuất mức phí phải tăng từ 170-180% so với phí hiện tại

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 15/6, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội.

Theo dự thảo Nghị quyết, đề xuất điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 tăng so với Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND 160%, cụ thể: Đá làm vật liệu xây dựng thường từ 5.000 đồng/m3 lên 8.000 đồng/m3; các loại đá khác (đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan) từ 3.000 đồng/tấn lên 4.800 đồng/tấn; các loại cát khác (cát san lấp, cát xây dựng…) từ 4.000 đồng/m3 lên 6.400 đồng/m3; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình từ 2.000 đồng/m3 lên 3.200 đồng/m3; đất sét, đất làm gạch, gói từ 2.000 đồng/m3 lên 3.200 đồng/m3; cao lanh từ 7.000 đồng/m3 lên 11.200 đồng/m3; nước khoáng thiên nhiên từ 3.000 đồng/m3 lên 4.800 đồng/m3; than bùn từ 10.000 đồng/tấn lên 16.000 đồng/tấn.

Đối với trường hợp khoáng sản không có trong danh mục nêu trên thì áp dụng mức thu tối đa theo Nghị định số 164/NĐ-CP ngày 24-12-2016 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Thu phí bảo vệ môi trường: Chuyên gia đề xuất mức phí phải tăng từ 170-180% so với phí hiện tại - ảnh 1
 

Quảng cảnh Hội nghị

Các ý kiến phát biểu tại hội nghị đã khẳng định việc ban hành quyết định mới về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố là cần thiết. Tuy nhiên, một số đại biểu nêu ý kiến, mặc dù thành phố đã thực hiện thu phí bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác khoáng sản nhưng so với những thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội, tốc độ, mức độ khai thác, nhu cầu vật liệu, giá vật liệu và tác động của dịch bệnh Covid-19… chưa tương xứng.

Ông Vũ Hào Quang, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tổng hợp, phân tích dư luận xã hội cho rằng, việc tăng thu phí bảo vệ môi trường trên cơ sở dựa vào ước lượng chỉ số giá tiêu dùng năm 2025 tăng 50% so với năm 2012 là thiếu thực tế và khá thấp cần xem xét lại. Ông đề xuất mức phí phải tăng từ 170-180% so với phí hiện tại.

Ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho rằng, hiện nguồn khoáng sản nói chung và tại TP Hà Nội nói riêng đang ngày càng cạn kiệt. Các tổ chức tham gia khai thác khoáng sản ngày càng nhiều, cùng với đó vấn đề gian lận ngày càng nghiêm trọng, giá bán tăng cao, lợi nhuận mang lại cho các đơn vị xây dựng rất lớn trong khi đó thuế đánh vào khai thác khoáng sản có tăng nhưng tỉ lệ tăng còn thấp; Khai thác cát nhiều gây sụt lún các dòng sông, thay đổi dòng chảy… Chính vì vậy, cần đánh giá đúng về mức độ vi phạm môi trường để định giá thuế phí cho đúng. Ông cho rằng nên đặt tỉ lệ cao hơn 15-20% so với mức trung bình chứ không chỉ là 10% như bản dự thảo đưa ra.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đề nghị các cơ quan chức năng tiếp thu, hoàn thiện tên, bố cục, nội dung, có sự thống nhất giữa các văn bản liên quan; đồng thời phải rõ vai trò trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức... Cùng với đó, việc quy định mức phí ngoài đóng vào ngân sách còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, khuyến khích công nghệ khai thác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế những tác động tới môi trường.

Nhấn mạnh, việc quy định mức phí ngoài đóng góp một phần nhỏ cho ngân sách, còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; Ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp; Khuyến khích công nghệ khai thác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế những tác động tới môi trường , khuyến khích sử dụng vật liệu khác để thay thế khoáng sản làm vật liệu xây dựng…Đồng chí đề nghị, đối với mức tăng 8 loại khoáng sản, cần tiếp tục nghiên cứu chặt chẽ, khoa học, từ nhu cầu tới mức độ khan hiếm... để xác định mức tăng cho từng loại khoáng sản, tiến tới hạn chế khai thác các khoáng sản có tác động lớn tới sự phát triển của thành phố. Bên cạnh đó cần rõ trách nhiệm cơ chế quản lý và thẩm quyền chế tài xử lý vi phạm..

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

(PNTĐ) - Những ngày này, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau thời gian chạy thử nghiệm. Theo ghi nhận, các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công tại các xã, phường Hà Nội nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PNTĐ) - Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo tại Đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(PNTĐ) - Chiều ngày 2/7, tại Trụ sở phường Đống Đa, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri 11 phường (Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Bạch Mai), báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.