Trường hợp nào thực sự cần thiết được ra đường?

Chia sẻ

Tối ngày 3/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản hoả tốc gửi các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Người dân cần thực hiện nghiêm túc việc cách ly xã hội để phòng chống dịch Covid -19Người dân cần thực hiện nghiêm túc việc cách ly xã hội để phòng chống dịch Covid -19 (Ảnh: ảnh minh hoạ)

Người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết

Công văn số 2601/VPCP-KGVX do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký nêu rõ: Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng; tuy nhiên, một số nội dung của Chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị 16 đảm bảo giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết.

Văn bản nêu rõ các trường hợp thật sự cần thiết được ra ngoài bao gồm các trường hợp sau:

- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

- Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn...

- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở như: Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, điện nước, nhiên liệu..., cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc...

Những người ra khỏi nhà được yêu cầu phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Văn bản cũng nêu rõ các cơ quan được tiếp tục duy trì hoạt động gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất nêu trên, ngoài ra, còn có các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...); chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ...

Quy định trách nhiệm người đứng đầu

Văn bản cũng nêu rõ: Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối an toàn và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp; tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và công khai các loại hình cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.

Các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng "cơ bản bị dừng", trừ trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa, hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Đối với sự việc thời gian qua, có địa phương đã không hiểu đúng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Các địa phương bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Bãi bỏ ngay các biện pháp dừng, ngăn cấm người, và phương tiện qua lại địa phương mình không đúng với Chỉ thị 16/CT-TTg.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Các bộ, cơ quan, địa phương liên quan chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo phù hợp với các nội dung trên, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

P. V

Tin cùng chuyên mục

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

(PNTĐ) - Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối (5/5) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện đã đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 5/5, gần 32.000 hội viên, phụ nữ Thủ đô với những trang phục như áo dài, áo dân tộc, áo cờ đỏ sao vàng...  đã đồng loạt thực hiện ấn tượng màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn, trên nền nhạc 3 ca khúc: Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên và Inh lả ơi.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.