Từ tháng 3/2023, Vietnam Airlines sẽ nối lại đường bay đến Trung Quốc

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ tháng 3 và tháng 4 năm nay, Vietnam Airlines sẽ nối lại đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, khôi phục 9/10 đường bay đến nước này so với thời gian trước dịch Covid-19.

Từ tháng 3/2023, Vietnam Airlines sẽ nối lại đường bay đến Trung Quốc - ảnh 1
Ảnh minh họa

Từ tháng 3/2023, Vietnam Airlines sẽ nối lại đường bay giữa Hà Nội và Bắc Kinh với tần suất mỗi tuần ba chuyến bay. Hãng cũng tăng tần suất các chuyến bay kết nối Hà Nội, TP HCM với Quảng Châu và Thượng Hải - mỗi đường bay sẽ được khai thác bốn chuyến bay một tuần. Đây là mức tăng tần suất đáng kể khi so sánh với hiện tại, hãng chỉ khai thác từ 1-2 chuyến bay/tuần trên các đường bay này.

Từ tháng 4/2023, hãng sẽ mở lại bốn đường bay giữa Đà Nẵng và Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô; giữa Hà Nội và Thành Đô, với tần suất hai chuyến bay một tuần trên mỗi đường bay. Dự kiến tháng 9, đường bay đến Trung Quốc sẽ sử dụng đội tàu bay thân rộng A350 hoặc B787. 

Vietjet Air cũng khai thác các chặng TP.HCM đi Thâm Quyến, Hàng Châu, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Vũ Hán, tổng cộng 6 chuyến mỗi tuần. Từ 23/1, hãng khai thác thêm chặng từ Cam Ranh đến Tràng Sa, Thành Đô.

Vào mùa hè, Vietjet sẽ khai thác 85 đường bay, trong đó 60 đường bay đã có xác nhận ở các sân bay.

Việc mở lại và tăng tần suất bay tới Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch giữa hai nước được dự báo sẽ phục hồi tích cực từ tháng 3/2023.

Đại diện Vietnam Airlines đánh giá, số lượng khách trung bình chưa nhiều do đây là giai đoạn đầu mở lại, lượng khách vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Với kịch bản lạc quan là Trung Quốc tiếp tục nới lỏng các thủ tục liên quan, nhu cầu phục hồi tốt, kỳ vọng lượng khách bay giữa hai nước năm 2023 sẽ đạt khoảng 80% so với năm 2019.

Du lịch Việt Nam có những lý do chính đáng để nhìn về một sự phục hồi mạnh mẽ hơn, đặc biệt thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại từ ngày 8/1/2023.

Theo quan điểm của các chuyên gia HSBC dự đoán, Việt Nam có thể đạt được tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc quay lại từ 50-80%, tương ứng từ 3-4,5 triệu lượt khách.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.