Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông- Ảnh 1.
 Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông cho đại diện Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.

Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Theo đó, khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp Đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để CLCS xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam. Vào tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình riêng về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Bắc Biển Đông và nộp Đệ trình chung với Malaysia về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với khu vực Nam Biển Đông.

Trong Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp Đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới việc phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc trong quá trình Việt Nam nộp các Đệ trình của mình theo đúng các quy định có liên quan của UNCLOS và CLCS.

Cùng ngày, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc để bày tỏ lập trường của Việt Nam về việc Philippines nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông vào ngày 14/6/2024.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xã Minh Châu: 1200 người dân trên 60 tuổi được khám sức khỏe và thiết lập Hồ sơ sức khỏe điện tử

Xã Minh Châu: 1200 người dân trên 60 tuổi được khám sức khỏe và thiết lập Hồ sơ sức khỏe điện tử

(PNTĐ) - Từ ngày 19/7/2025, hơn 6.600 người dân xã Minh Châu, thành phố Hà Nội sẽ được khám sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí, thời gian triển khai từ tháng 7 đến hết tháng 9/2025. Minh Châu là địa phương đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe cho toàn thể nhân dân sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7/2025.
Chung tay xây dựng Hà Nội đẹp hơn, phát triển hơn, xứng đáng hơn với vai trò, vị thế Thủ đô của cả nước

Chung tay xây dựng Hà Nội đẹp hơn, phát triển hơn, xứng đáng hơn với vai trò, vị thế Thủ đô của cả nước

(PNTĐ) - Dự kiến, Đại hội Đảng bộ thành phố sẽ diễn ra vào giữa tháng 10. Khoảng giữa tháng 8, Bộ Chính trị sẽ làm việc và duyệt Đại hội Đảng bộ thành phố, trong đó có văn kiện Đại hội…”, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ cho biết và đề nghị các đại biểu đóng góp sâu sắc, cụ thể để thành phố hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XVIII của Đảng bộ trong tháng 7/2025, gửi xin ý kiến các cơ quan Trung ương và Bộ Chính trị. Chính vì thế, thành phố Hà Nội mong muốn các đại biểu đóng góp ý kiến giúp xây dựng văn kiện đảm bảo chất lượng và yêu cầu đặt ra, xứng đáng là văn kiện của Đảng bộ Thủ đô - Đảng bộ lớn nhất cả nước.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.