Xã Phú Sơn, Ba Vì: Người dân kêu cứu vì dự án chậm tiến độ

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Gần 10 năm nay, nhiều hộ dân ở xã Phú Sơn, huyện Ba Vì đang phải chịu cảnh “sống dở, chết dở” bởi dự án xây dựng nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù. Có nhà không còn lựa chọn khác vẫn phải sống khổ trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm bụi đất, ô nhiễm nguồn nước, nhiều hộ phải di tản đi ở nhờ, ở thuê…

Xã Phú Sơn, Ba Vì: Người dân kêu cứu vì dự án chậm tiến độ - ảnh 1
Bà Đào Thị Đào, 85 tuổi ở trong ngôi nhà xập xệ nhiều năm.

Nhà đổ, đất nông nghiệp mất…

Theo đơn kêu cứu của các hộ dân, do dự án xây dựng nghĩa trang Yên Kỳ dở dang 10 năm nay khiến cho các gia đình sống trong diện giải tỏa đền bù không được sửa chữa xây dựng dù nhà cửa xập xệ dột nát, phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô trở lên miền núi Ba Vì, đến xã Phú Sơn, ghi nhận tại thôn Phú Mỹ A. Đi qua khoảng đất rộng đồi cao - đất dự án đã san nền là đến khu nhà ở của 7 hộ gia đình như ở dưới thấp như thung lũng.

Trong cảnh tan hoang, nhà rêu mốc, bà Đào Thị Đào (85 tuổi), hai năm trước, chồng bà là ông Nguyễn Văn Oánh mất vì ung thư phổi, trước khi mất ông vẫn đau đáu việc chưa có chỗ ở tốt hơn cho bà. Hiện bà vẫn ở trong căn nhà xập xệ, hễ mưa là nước vào nhà, ngập lụt. Kế bên là 5 vợ chồng con cái gia đình anh Nguyễn Văn Thành. Anh Thành cho biết: “Từ năm 2015 đến nay, gia đình tôi phải mua nước về ăn uống vì nước ở đây ô nhiễm quá. Việc chăn nuôi khó khăn, vườn cây lâu năm cũng không giữ được, nhà nứt, sụt... Đã có 5 hộ phải bỏ nhà mà đi ở nhờ, ở thuê, còn chúng tôi không có điều kiện đành phải bám trụ nơi này sống cho qua ngày”.

Xã Phú Sơn, Ba Vì: Người dân kêu cứu vì dự án chậm tiến độ - ảnh 2
Khu ở của người dân trở nên tan hoang

Còn bà Nguyễn Thị Mai đang chăm chồng bị ung thư, cũng bức xúc cho hay: “Từ ngày có dự án vào, cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhà cửa thì xuống cấp, nước sinh hoạt ô nhiễm, chúng tôi trở nên có nhà không về ở được, cả chục năm nay đã nhiều lần kêu cứu lên chính quyền các cấp mà vẫn chưa được giải quyết. Chồng tôi đang bị ung thư, và không biết đến bao giờ chúng tôi được trở về nhà hay dự án thu hồi đất thì đền bù cho chúng tôi có chỗ ở mới”.  

Cũng trong cảnh khốn khó do dự án xây dựng nghĩa trang Yên Kỳ dở dang, ông Trần Văn Xô là một trong 16 hộ đã bị mất ruộng đất mà chưa được nhận tiền đền bù, cho biết: Chúng tôi là nông dân, nhà có 8 sào ruộng thì 5 sào đã bị thu hồi đất gần 10 năm nay mà vẫn chưa được nhận tiền đền bù. Thời điểm năm 2016, nhà nước đã có phương án đền bù cho gia đình tôi hơn 400 triệu đồng, vậy mà cho đến nay vẫn im bặt. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền và cơ quan chức năng các cấp mà vẫn chưa có dấu hiệu được giải quyết.

Chỉ lên khu đồi đang trơ trọc, anh Nguyễn Văn Thành cho hay, mỗi khi trận mưa đổ xuống thì dân chúng tôi lại lao đao chống chọi với bùn đất, nước xô thẳng xuống nhà dân. Sân nhà ngập nước không có chỗ tiêu thoát vì con mương đã bị lấp. Chúng tôi thành người sống biệt lập giữa chốn hoang này.

Vì đâu nên nỗi?

Xã Phú Sơn, Ba Vì: Người dân kêu cứu vì dự án chậm tiến độ - ảnh 3
Anh Nguyễn Văn Thành đứng trên đồi trọc chỉ về phía 7 hộ gia đình ở dưới chân đồi

Thừa nhận về nỗi khổ của 7 hộ dân ở Phú Mỹ A chưa được đền bù tái định cư nên vẫn phải sống kẹt trong dự án, và 16 hộ dân thôn Phú Mỹ A bị mất đất ruộng đã mà chưa được trả tiền đền bù, ông Phùng Nghĩa Thân, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn thông tin: Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 từ ngày 16/6/2011 tại Công văn số 2724/QĐ-UBND, với quy mô khoảng 203,18ha. Nếu đúng hạn, năm 2019 dự án nghĩa trang Yên Kỳ đã phải hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, diện tích dự án trên địa bàn xã Phú Sơn là 179,3ha, tống số hộ có đất bị thu hồi là 584 hộ. Từ năm 2009, dự án đã thực hiện thu hồi 83,85ha, đã chi trả tiền đền bù 81,55ha, còn 2,3ha chưa chi trả đền bù cho người dân.

Cũng theo ông Phùng Nghĩa Nhân, hiện có 70 hộ dân ở thôn Thượng Tả và thôn Phú Mỹ nằm dưới chân đồi, các hộ chưa được phê duyệt đền bù giải phóng mặt bằng nhưng công ty Bình Minh đã san lấp mặt bằng làm ảnh hưởng không tiêu thoát nước được, người dân không sản xuất được. Hơn nữa, do nằm trong quy hoạch nên các nhà không được xây dựng, kể cả việc xây dựng đường làng ngõ xóm cũng không được thực hiện, giờ vẫn là đường đất, khiến cho việc đi lại và cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Xã Phú Sơn, Ba Vì: Người dân kêu cứu vì dự án chậm tiến độ - ảnh 4
Có nhà mà giờ đây 6 hộ dân không thể về ở

Để tháo gỡ những khó khăn cho người dân, ông Phùng Nghĩa Nhân cho hay, UBND xã Phú Sơn đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư, các ban ngành chức năng của huyện Ba Vì sớm xem xét những vướng mắc về giải phóng mặt bằng diện tích đất xen kẹt, trả tiền đền phù cho hộ dân đã có quyết định phê duyệt còn trong các đợt từ đợt 4 đến đợt 14; diện tích các hộ dân chưa được phê duyệt đền phù giải phóng mặt bằng nhưng công ty Bình Minh đã san lấp mặt bằng khiến nhân dân không sản xuất được… Đồng thời, đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm triển khai dự án, giải quyết việc làm cho nhân dân. “Nội dung trên chúng tôi đã phản ánh nhiều lần ở các hội nghị tiếp xúc cử tri với các đại biểu HĐND huyện, thành phố và đại biểu Quốc hội”- ông Nhân khẳng định.

Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) do công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh (ở địa chỉ số 299 Thanh Vị, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) làm chủ đầu tư. Trong suốt nhiều năm qua, dự án chậm tiến độ khiến nhiều người dân phải sống mòn, phải chăng năng lực của công ty này không đáp ứng để thực hiện dự án?

Để tiếp tục làm rõ nội dung trên, báo Phụ nữ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

(PNTĐ) - Những ngày này, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau thời gian chạy thử nghiệm. Theo ghi nhận, các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công tại các xã, phường Hà Nội nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PNTĐ) - Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo tại Đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(PNTĐ) - Chiều ngày 2/7, tại Trụ sở phường Đống Đa, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri 11 phường (Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Bạch Mai), báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.