Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Quý Mão 2023

Bài và ảnh: Nguyễn Vân
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Để chuẩn bị cho mùa tiêu thụ lớn nhất trong năm, các nhà sản xuất kinh doanh đã sẵn sàng cung cấp hàng hóa ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Quý Mão 2023 - ảnh 1
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm OCOP tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì

Không thiếu thịt lợn dịp Tết
Hiện trên thị trường, giá lợn hơi đang giảm, giao dịch ở mức dưới 60.000 đồng/kg do nguồn cung dồi dào và sức mua đang chững. Theo các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, giá thịt lợn hơi sẽ tăng thêm 10% hoặc 15% và không tăng cao đột biến. 

Trong bối cảnh giá thịt lợn đang giảm, để ổn định nguồn cung thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) yêu cầu các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn biến thị trường, khuyến cáo người dân chăm sóc và tái đàn phù hợp, tìm các biện pháp giảm chi phí đầu vào, bảo đảm người chăn nuôi có lãi. Đồng thời, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan triển khai giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, bảo đảm quyền lợi người chăn nuôi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, nguồn cung thịt lợn trong nước đang dồi dào nhờ 16 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn, chiếm tỷ trọng gần 50%, đang giữ đà tăng trưởng tốt. Cùng các hộ nông dân trên cả nước đang duy trì tổng đàn lợn trên 28 triệu con... Vì vậy, từ nay đến Tết Nguyên đán không có nguy cơ thiếu thịt lợn.

Hiện Bộ NN-PTNT đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh tái đàn và sản xuất con giống, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Còn Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn việc xuất khẩu thịt lợn mảnh, lợn xẻ qua đường tiểu ngạch, để bảo đảm nguồn cung trong nước vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: “Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ NN-PTNT cân đối cung cầu các mặt hàng thịt lợn, gia cầm… giữa các vùng miền, địa phương để ổn định giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá cục bộ, thúc đẩy các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí đầu vào và giảm thiểu các khâu trung gian phát sinh chi phí lưu thông, tăng giá bán”.

Các mặt hàng bánh mứt kẹo dồi dào
Dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, năm 2022, kinh tế Thủ đô được phục hồi, ổn định, đời sống người dân được cải thiện, vì vậy nhu cầu mua sắm dịp cuối năm sẽ tăng cao hơn. Ước tính tổng giá trị hàng hóa trên địa bàn Hà Nội dịp Tết 2023 sẽ đạt khoảng 39.500 tỷ đồng, tăng 15% so với dịp Tết năm 2022.

Theo ông Vương Trọng Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội, Công ty sẽ đưa ra thị trường 400-450 tấn sản phẩm với các mặt hàng chủ yếu là bánh và mứt truyền thống. Dù giá nguyên liệu đầu vào tăng hơn so với những năm trước, song công ty cũng đang nỗ lực tìm giải pháp để đưa ra thị trường các sản phẩm với giá cả phù hợp nhất phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2023. Thông tin từ Công ty Vissan, doanh nghiệp cung cấp ra thị trường 2.050 tấn thực phẩm tươi sống, 4.150 tấn thực phẩm chế biến, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng giá trị hàng hóa phục vụ cao điểm Tết là trên 710 tỷ đồng. 

Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết có kế hoạch sản xuất bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng tối thiểu ít nhất 30% ngoài kế hoạch Thành phố giao. Các đơn vị phân phối, cung ứng hàng hóa thiết yếu cũng phải có kế hoạch khai thác nguồn hàng, giá cả ổn định và bảo đảm công tác phòng, chống dịch phục vụ nhân dân; triển khai các chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng cuối năm. Đồng thời, thành phố sẽ triển khai các chương trình, hoạt động kích cầu mua sắm phục vụ nhân dân như: Điểm bán hàng, chuyến bán hàng phục vụ Tết tại các huyện, KCN, KCX, khu vực nông thôn để phục vụ nhân dân, thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm), chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2022… Sở Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người dân.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Muốn ăn ngon phải vào ngõ hẻm

Hà Nội: Muốn ăn ngon phải vào ngõ hẻm

(PNTĐ) - Dạo quanh một vòng Hà Nội, đâu đâu cũng có những món ngon từ dọc khắp các phố cổ đến những khu trung tâm. Thế nhưng, đặc biệt nhất phải kể đến các hàng quán trong những con ngõ nhỏ, nơi có nền ẩm thực đậm chất Hà Nội.
Làm nước detox ngày hè và một số lưu ý

Làm nước detox ngày hè và một số lưu ý

(PNTĐ) - Nước Detox là loại thức uống đang được nhiều người sử dụng với sự kết hợp giữa nước lọc cùng nhiều loại rau quả và trái cây ít đường. Bạn có thể tham khảo một số công thức detox dưới đây.
Chọn mua thiết bị chống ẩm trong mùa nồm

Chọn mua thiết bị chống ẩm trong mùa nồm

(PNTĐ) - Thời tiết ẩm nồm tại Hà Nội những ngày qua rất dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nhiều người đã tìm mua các thiết bị giúp chống ẩm, sấy quần áo...
Vietnam Expo 2024 dự kiến đón hơn 20.000 lượt khách

Vietnam Expo 2024 dự kiến đón hơn 20.000 lượt khách

(PNTĐ) - Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33 - Vietnam Expo 2024 đã khai mạc sáng 3/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E). Hội chợ mở cửa đến hết ngày 6/3/2024 và dự kiến đón hơn 20.000 lượt khách tham quan.
Lưu ý khi chọn dùng kem chống nắng

Lưu ý khi chọn dùng kem chống nắng

(PNTĐ) - Mùa hè đang đến, nhiều chị em phụ nữ bắt đầu quan tâm sử dụng kem chống nắng. Cùng tham khảo những bí kíp hay để chọn được loại kem chống nắng phù hợp nhé!