Khai mạc Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 18/5, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023.

 
Khai mạc Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023 - ảnh 1
Bà Trần Thị Phương Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu 

Hội chợ Nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 18/5 đến ngày 22/5 tại Quảng trường La Mã - An Bình City, Số 234 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Hội chợ thu hút trên 150 gian hàng của khoảng 100 đơn vị tham gia đến từ 19 tỉnh, thành phố, các quận, huyện thị xã của thành phố Hà Nội với nhiều chủng loại sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền, các sản phẩm OCOP của các địa phương cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng nhân dân Thủ đô.

Hội chợ được tổ chức nhằm giới thiệu các mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương, đồng thời hỗ trợ kết nối tiêu thụ giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng Thủ đô.

Khai mạc Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023 - ảnh 2
Các đại biểu tham quan các gian hàng 

Phát biểu khai mạc, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn được Thành phố quan tâm sát sao chỉ đạo và đề ra là một trong những nhiệm vụ công tác trọng tâm. UBND Thành phố đã quyết liệt triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn, từ đó, tạo sự chuyển biến rõ rệt, tích cực và toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Trong năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023, Sở Công Thương đã tổ chức 21 lớp tập huấn, 1 Hội thảo với khoảng 3000 người tham dự... Tổ chức thanh, kiểm tra 101 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, qua đó phát hiện, xử vi phạm hành chính 13 doanh nghiệp với số tiền phạt 106,1 triệu đồng.

Triển khai và phối hợp các quận, huyện, thị xã hướng dẫn cấp biển nhận diện cho 973 cửa hàng kinh doanh trái cây đáp ứng điều kiện của Đề án tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố và 1.113 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ theo Đề án quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố.

Duy trì 114 tuyến phố văn minh không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè. Tổ chức 03 sự kiện (Hội chợ, lễ hội) giới thiệu, kết nối sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn với mỗi sự kiện thu hút 150 gian hàng tham gia; hỗ trợ kết nỗi các doanh nghiệp, các tỉnh, thành phố tham gia trên 100 hoạt động, sự kiện giao thương, duy trì phát triển 85 điểm bán hàng sản phẩm OCOP và hỗ trợ các đơn vị kết nối, tiêu thụ trên 500.000 tấn sản phẩm mỗi năm.

Khai mạc Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023 - ảnh 3
Các đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ

Sự phối hợp của các ngành, thành viên Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm Thành phố ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Công tác thanh kiểm tra, giám sát, xử lý về vi phạm an toàn thực phẩm được tăng cường. Công tác giao thương, kết nối cung cầu được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phần cung ứng cho hệ thống phân phối, người tiêu dùng Thủ đô sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn chính sách pháp luật, kiến thức thực hành sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Triển khai hiệu quả các đề án, mô hình điểm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của ngành. Tăng cường tổ chức hoạt động kết nối giao thương thông qua tổ chức các sự kiện, chương trình như Lễ hội trái cây, Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn cung ứng cho các chợ, Tuần hàng trái cây nông sản... nhằm tạo nguồn cung hàng hóa chất lượng, bền vững phục vụ nhân dân.

Bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh: Trong năm 2023 sẽ tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó, tăng cường công tác giao thương, kết nối, tạo nguồn cung ứng hàng hóa thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ phục vụ nhân dân Thủ đô. 

Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bà Trần Thị Phương Lan cũng đề nghị các doanh nghiệp tham gia Hội chợ và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật và Thành phố về đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời đề nghị người tiêu dùng Thủ đô hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc ưu tiên, lựa chọn sản phẩm thực phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, khôi phục kinh tế trong tình hình hiện nay.

Khai mạc Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023 - ảnh 4
Sản phẩm từ thành long của tỉnh Bình Thuận được người tiêu dùng đón nhận

Trong khuôn khổ của Hội chợ, Ban tổ chức cũng đã thông tin, mời các doanh nghiệp, siêu thị, các chuỗi cung ứng; các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chợ để kết nối tiêu thụ sản phẩm góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân Thủ đô và khách du lịch tới Thủ đô thăm quan, mua sắm.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phản ứng nhanh với vi phạm để tiêu dùng an toàn trên mạng

Phản ứng nhanh với vi phạm để tiêu dùng an toàn trên mạng

(PNTĐ) - Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022, mỗi năm, người tiêu dùng dành khoảng 288 USD để mua sắm trực tuyến. Ba nhóm hàng được người dân lựa chọn mua sắm nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình và thiết bị điện tử.
Khám phá, trải nghiệm vườn cây trái ven sông Hồng

Khám phá, trải nghiệm vườn cây trái ven sông Hồng

(PNTĐ) - Sông Hồng, con sông tiêu biểu gắn liền với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là tuyến giao thông thủy quan trọng nối liền Hà Nội với các địa phương. Đồng thời hàng năm sông Hồng còn vận chuyển, cung cấp một lượng phù sa lớn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hai bên sông thuộc địa phận Hà Nội và các địa phương với nhiều loại rau màu, vườn cây ăn quả… Hiện nay, khu vực này đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách gần xa khám phá, trải nghiệm vườn hoa quả trù phú.
Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế Hàng hải và Đóng tàu được tổ chức ở Hà Nội

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế Hàng hải và Đóng tàu được tổ chức ở Hà Nội

(PNTĐ) - Lần đầu tiên, Triển lãm Hàng hải Đóng tàu được tổ chức tại Hà Nội, quy tụ hơn 100 doanh nghiệp cung cấp thiết bị máy móc, công nghệ hàng đầu trong ngành hàng hải, đóng tàu từ nhiều quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Mỹ, Anh, Singapore, Thái Lan, Đức, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… tham gia, tiêu biểu như tập đoàn Weichai...