“Hoa và Rác“: Hành trình nghệ thuật vì tương lai xanh

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau những buổi trình diễn thành công tại TP. Hồ Chí Minh và Huế, chương trình nghệ thuật "Hoa và Rác" đã chính thức đặt chân đến Hà Nội, mang theo thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường.

Hai đêm diễn tại Nhà hát Lớn đã chứng kiến sự quy tụ của 120 nghệ sĩ đến từ Feelings Art House, cùng sự tham gia tích cực của nhóm sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, hứa hẹn mang đến một trải nghiệm nghệ thuật đầy cảm xúc và ý nghĩa.

“Hoa và Rác“: Hành trình nghệ thuật vì tương lai xanh - ảnh 1

"Hoa và Rác" (Rejoice and Refuse) – một chương trình nghệ thuật do Feelings Art House tài trợ, với sự hợp tác của Quỹ nghệ thuật và văn học Trịnh Công Sơn và Công ty Le Bros – không chỉ đơn thuần là một buổi trình diễn. Nó là lời cảnh tỉnh về nguy cơ ô nhiễm rác thải đang ngày càng gia tăng, đồng thời là câu chuyện nhân văn về những con người đang hành động vì môi trường. Chương trình hướng tới những khán giả mong muốn đóng góp vào việc kiến tạo một Việt Nam xanh.

Chương trình được dàn dựng công phu, kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, vũ đạo và kể chuyện. Mỗi chương của "Hoa và Rác" như một bức tranh sống động, phản ánh tình hình môi trường đầy thách thức: Chương 1 - Tình quê hương, đưa khán giả trở về với những giá trị thiên nhiên thuần khiết; Chương 2 - Rải và Nhặt, thể hiện mối quan hệ phức tạp giữa con người và môi trường; Chương 3 - Hoa và Rác, tái hiện nét đối lập giữa vẻ đẹp thiên nhiên và thực trạng ô nhiễm; và Chương 4 - Môi trường muôn sắc, vẽ nên bức tranh về một tương lai tươi đẹp khi con người chung tay bảo vệ.

“Hoa và Rác“: Hành trình nghệ thuật vì tương lai xanh - ảnh 2

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong hành trình này. Những giai điệu của các nhạc sĩ gạo cội như Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và Trần Tiến, với những ca khúc như "Mùa xuân đầu tiên", "Tình Hoài Hương", "Góp lá mùa xuân", "Sắc màu" được Feelings Art House làm mới qua những sáng tác thơ nhạc và hòa âm tinh tế. Không chỉ vậy, chương trình còn kết hợp những ca khúc quốc tế bất hủ như "Summertime" (George và Ira Gershwin), "Earth Song" (Michael Jackson) và "Think of me" (Andrew Lloyd Webber), thêm một chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn cho chương trình.

“Hoa và Rác“: Hành trình nghệ thuật vì tương lai xanh - ảnh 3

Ông Ngô Việt, Chủ tịch Công ty Vietstar, người đứng sau ý tưởng tổ chức chương trình, chia sẻ về động lực: "Tôi hoạt động trong lĩnh vực môi trường nhiều năm, chứng kiến thực trạng ô nhiễm đáng báo động. Môi trường là vấn đề cấp thiết, nhưng thường bị coi là khô khan. Vì vậy, tôi chọn hướng tiếp cận nghệ thuật. 'Hoa và Rác' là một sân khấu để nghệ thuật kể câu chuyện môi trường theo cách gần gũi, cảm xúc hơn."

Ông Ngô Việt cũng nhấn mạnh vai trò của nghệ thuật trong việc lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường: "Cái đẹp luôn có sức lay động, và nghệ thuật chính là cây cầu giúp chúng tôi chạm đến trái tim mọi người, để họ ở lại lâu hơn với những giá trị cần được gìn giữ. Với 'Hoa và Rác', chúng tôi đã dùng nghệ thuật để bày tỏ tình yêu của mình dành cho môi trường."

Đạo cụ sân khấu được làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế, nhấn mạnh cam kết bảo vệ môi trường. Ông Ngô Việt cho biết: "Toàn bộ đạo cụ được tạo dựng từ vật liệu tái chế, tận dụng từ những máy móc đã cũ, hỏng trong nhà máy xử lý rác của tôi. Khó thực hiện nhất là tháp phế liệu cao 5 mét - được chế tác từ một máy phân loại rác. Đây là cách chúng tôi thể hiện trách nhiệm môi trường, và hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người khác."

“Hoa và Rác“: Hành trình nghệ thuật vì tương lai xanh - ảnh 4

Sự lựa chọn các tác phẩm của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Văn Cao, không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là một sự kết hợp tinh tế của "hoa" và "rác". "Những sáng tác đó chứa đựng nguồn cảm hứng - như tình yêu thiên nhiên, quê hương… Đó chính là “hoa” - những vẻ đẹp tinh tế. Từ những cảm xúc đó, chúng tôi sáng tác, phát triển thêm để dẫn dắt khán giả từ cái đẹp đến những trăn trở về môi trường. Đó là cách chúng tôi kết nối “hoa” và “rác."

"Hoa và Rác" không đơn thuần là một buổi biểu diễn mà là một tác phẩm nghệ thuật chạm đến trái tim. Với sự kết hợp tinh tế giữa âm nhạc, vũ đạo, kể chuyện và thiết kế sân khấu thân thiện với môi trường, chương trình hứa hẹn mang đến một thông điệp đầy ý nghĩa cho khán giả Hà Nội, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Chương trình mong muốn truyền cảm hứng hành động cụ thể, bảo vệ môi trường sống vì tương lai bền vững.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những sinh viên thanh lịch - tài năng HaUI năm 2025

Những sinh viên thanh lịch - tài năng HaUI năm 2025

(PNTĐ) - Tối ngày 10/4/2025, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức đêm chung kết cuộc thi Miss & Mister HaUI 2025. Nữ sinh viên Đoàn Thị Hương, Khoa Du lịch, Trường Ngoại ngữ - Du lịch đã xuất sắc giành ngôi vị Hoa khôi Sinh viên thanh lịch - tài năng.
Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung: Di sản tâm linh từ huyền thoại tình yêu bất tử

Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung: Di sản tâm linh từ huyền thoại tình yêu bất tử

(PNTĐ) - Hằng năm, vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung được tổ chức long trọng tại hai địa điểm: xã Dạ Trạch (nay là xã Phạm Hồng Thái) – nơi có đền Hóa – Dạ Trạch, và xã Bình Minh – nơi có đền Đa Hòa (thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đây còn được ví như lễ hội của tình yêu, là một trong những lễ hội trọng điểm của tỉnh, mang đậm sắc màu văn hóa dân gian Vùng đồng bằng Bắc Bộ và gắn liền với truyền thuyết về Chử Đồng Tử – một trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Hà Nội thí điểm mô hình “Free Restroom“

Hà Nội thí điểm mô hình “Free Restroom“

(PNTĐ) - Đây là một phần trong mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng mang tên "Free Restroom", vừa được UBND phường Trúc Bạch triển khai thí điểm trên các tuyến phố kinh doanh ẩm thực và lưu trú, nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng, đồng thời tạo hình ảnh thân thiện, văn minh cho khu vực.