Việt Nam lọt top thị trường logistics mới nổi trên thế giới

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Agility, xét theo yếu tố cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics top đầu khu vực ASEAN.

Việt Nam đứng top 50 thị trường logistics mới nổi thế giới

Năm nay, Việt Nam xếp trên Chile, Nga, Oman và Bahrain. Theo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và các hoạt động xuất nhập khẩu sôi động là động lực chính thúc đẩy vận tải biển Việt Nam tham gia sâu hơn vào mạng lưới logistics toàn cầu hiện nay.

Dữ liệu mà Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đưa ra dựa trên công bố danh sách 50 thị trường logistics mới nổi hấp dẫn nhất thế giới của nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility vừa qua. Ở khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan nhưng được đánh giá cao hơn và xếp trên Philippines, Myanmar và Campuchia.

Việt Nam lọt top thị trường logistics mới nổi trên thế giới - ảnh 1
Việt Nam đứng top 50 thị trường logistics mới nổi thế giới.

Top 10 thị trường logistics năm nay thuộc về Trung Quốc, Ấn Độ, UAE, Malaysia, Indonesia, Saudi Arabia, Qatar, Thái Lan, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ. So với năm 2021, Việt Nam bất ngờ tụt 3 bậc từ hạng 8 xuống hạng 11 nhưng vẫn nằm trong top các thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Năm ngoái, Trung Quốc vẫn xếp vị trí số 1, Ấn Độ xếp vị trí thứ 2, Indonesia ở vị trí thứ 3. Tuy nhiên, năm 2021, Quatar và Thổ Nhĩ Kỳ xếp sau Việt Nam ở vị trí thứ 9 và thứ 10.

Trong số các nước ASEAN, Indonesia xếp ở vị trí thứ 3, Malaysia ở bậc 5, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, Thái Lan xếp ở vị trí thứ 11, Philippines ở vị trí thứ 21, Campuchia 41 năm 2021. Đồng thời, theo công bố của Agility năm 2021, mức tăng 3 hạng của Việt Nam lên vị trí thứ 8 là mức tăng nhanh nhất ở nửa trên của chỉ mục và thay thế khu vực Thái Lan trong top 10.

Thị trường logistics hấp dẫn

Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility công bố bảng xếp hạng chỉ số các thị trường logistics mới nổi dựa trên 4 tiêu chí gồm có cơ hội logistics trong nước, cơ hội logistics quốc tế, chỉ số kỹ thuật số, nguyên tắc kinh doanh.

Trong đó, về cơ hội logistics trong nước (Domestic Logistics Opportunities), Việt Nam được đánh giá 5.02 điểm, đứng thứ 18, vị trí không thay đổi so với năm 2021. Trong khi đó, theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng GDP tại Việt Nam được dự báo tăng mạnh từ 2.58% trong năm 2021 lên 7.5% trong năm 2022. Điều này được kỳ vọng mở ra các cơ hội logistics nội địa cho các doanh nghiệp.

Việt Nam lọt top thị trường logistics mới nổi trên thế giới - ảnh 2
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Đối với các cơ hội logistics quốc tế (International Logistics Opportunities), Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Theo Agility, thứ hạng của Việt Nam được lý giải do các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách đa dạng hóa các lựa chọn về nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu phù hợp với vị thế địa lý thuận lợi.

Tin cùng chuyên mục

ASEAN 2025: Cam kết về bao trùm và bền vững

ASEAN 2025: Cam kết về bao trùm và bền vững

(PNTĐ) - Malaysia đã chọn chủ đề “Bao trùm và Bền vững” cho năm Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2025, một năm đặc biệt khi ASEAN kỷ niệm 10 năm Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột.
Chú trọng kỹ năng sống, toán học và tiếng Anh để trở thành công dân toàn cầu

Chú trọng kỹ năng sống, toán học và tiếng Anh để trở thành công dân toàn cầu

(PNTĐ) - Ngày nay, việc phát triển kỹ năng công dân toàn cầu là cần thiết, nhằm hướng dến việc đào tạo ra thế hệ trẻ tiên phong - những người có thể học tập tại bất cứ đâu, sống ở bất cứ đâu và làm việc tại bất kỳ quốc gia nào. Bất kỳ ai cũng có khả năng trở thành công dân toàn cầu, miễn là họ có mục tiêu rõ ràng và nỗ lực không ngừng, đặc biệt khi được hỗ trợ bởi một chương trình đào tạo chất lượng, ngay từ lứa tuổi mầm non.