65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn luôn gìn giữ tính truyền thống, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa Việt.

Lung linh tỏa sáng

Đây là một trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Đặc biệt, chương trình có phần trình diễn trang phục áo dài của các phu nhân đại sứ các nước tại Việt Nam. Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh, mỗi bộ áo dài trình diễn trong Chương trình Đêm hội áo dài có một phong cách riêng, lấy cảm hứng từ những giá trị trường tồn của Việt Nam và thế giới, thông qua tà áo dài để khẳng định tình yêu di sản và sự kết nối văn hóa qua thời gian được lan toả.

Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tình yêu áo dài tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài. Đó là một trong những điểm nhấn tại Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). 

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt - ảnh 1
Tại chương trình Đêm hội Áo dài, người dân và du khách quốc tế đã được xem phần trình diễn của hàng trăm tà áo dài Việt với sự tham gia của 65 nhà thiết kế đến từ 3 miền: Bắc - Trung – Nam.

Áo dài đã từ đời sống đi vào nghệ thuật điện ảnh, âm nhạc, hội họa… thậm chí trở thành một biểu tượng, một phần tâm hồn người Việt trên chính quê hương hay ở bất cứ nơi đâu mà tà áo dài xuất hiện. Vượt qua giá trị của chính mình trong vai trò một sản phẩm tiêu dùng, chiếc áo dài đã đạt đến một vai trò quan trọng hơn đó là một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc.

Chương trình nghệ thuật "Đêm hội áo dài" với sự tham gia của 65 nhà thiết kế áo dài Việt Nam đến từ 3 miền Bắc-Trung-Nam, các hoa hậu, người mẫu, các nghệ sỹ Việt Nam... cùng các đại biểu quốc tế trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với khán giả, nhân dân Thủ đô và du khách.

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt - ảnh 2
Các phần trình diễn áo dài qua thiết kế của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, Phương Nhung, Ngọc Hân, Kim Yến, Nguyễn Thị Thu Hiền, Thu Hoài, Ngọc Huyền, Tâm Nguyễn, Thu Cúc, Võ Thiên Mệnh, Lý Diệu Thuý, Thu Thảo, Mai Bạch Yến, Lê Thanh Thuỷ…

 

Mỗi bộ sưu tập trong chương trình mang một phong cách riêng, lấy cảm hứng từ những giá trị trường tồn của Việt Nam và thế giới thông qua tà áo dài, là sự kết nối giữa di sản và hiện tại, hướng đến tương lai; qua đó thể hiện tình yêu đối với những nét đẹp truyền thống cũng như tinh thần gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị trường tồn của di sản Việt Nam.

Chương trình đã khơi gợi và lan tỏa tình yêu với áo dài, đồng thời phát huy giá trị truyền thống của áo dài trong đời sống xã hội. Từ đó, tà áo dài trở thành sứ giả kết nối quảng bá di sản văn hóa, quảng bá các sản phẩm du lịch, tạo thành sản phẩm hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội nói riêng và du lịch cả nước nói chung.

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt - ảnh 3
Tà áo dài trở thành sứ giả kết nối quảng bá di sản văn hóa.

 

“Sứ giả”của tình hữu nghị

Trong tâm thức người Việt Nam và trong mắt bạn bè quốc tế thì tà áo dài truyền thống được xem là một biểu tượng chứa đựng tinh hoa văn hoá của dân tộc Việt. Nếu như áo dài dành cho nữ là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch, thì áo dài nam lại mang nét trang trọng, nghiêm cẩn. Bên cạnh các giá trị truyền thống, cốt lõi, trang phục này luôn được sáng tạo, không ngừng biến đổi về kiểu dáng lẫn chất liệu, phụ kiện, bổ sung những giá trị mới phù hợp với xã hội.

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt - ảnh 4
Ngoài việc gắn liền với sự phát triển của đời sống văn hóa xã hội, áo dài  còn là “cầu nối,” là “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch Việt.

Khách du lịch khi đến Việt Nam, nhất là các nữ du khách thường chọn áo dài như món quà lưu niệm độc đáo, đặc sắc. Áo dài luôn mang đậm giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt, đặc biệt là của người Hà Nội, kết tinh lan tỏa tới bạn bè khắp thế giới. Mỗi khi áo dài xuất hiện với những họa tiết của đồng bào dân tộc, những nét nhận diện riêng biệt của Việt Nam được thể hiện trên tà áo dài đã trở thành yếu tố khẳng định sự khác biệt giữa Việt Nam với các đất nước khác.

Áo dài Việt Nam đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng hình ảnh đẹp về người Việt cũng như về văn hóa Việt Nam. Áo dài được sử dụng trong nhiều sự kiện, từ những nghi lễ trang trọng trong gia đình, công sở, xã hội, ngoại giao… cho đến biểu diễn nghệ thuật, ứng dụng hằng ngày, nhất là vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền; trình diễn trong các kỳ Festival, tuần lễ thời trang… Qua nhiều nghiên cứu, chiếc áo dài được khẳng định chính là một niềm kiêu hãnh của người Việt Nam bởi không phải dân tộc nào cũng có. 

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt - ảnh 5
Áo dài mong muốn thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam với bạn bè năm châu.

 

Bộ sưu tập áo dài "Hội Họa" của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam được trình diễn trong "Đêm hội áo dài" lấy cảm hứng từ những kiệt tác nghệ thuật bất hủ của các danh họa nổi tiếng trên thế giới. Những tác phẩm này không chỉ biểu trưng cho vẻ đẹp sáng tạo, mà còn là cầu nối giao thoa văn hóa và ngoại giao giữa các quốc gia. NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam mong muốn các bộ sưu tập áo dài với hình ảnh di sản, thiết kế hoa văn truyền thống tạo xu hướng về áo dài không chỉ trên sàn diễn mà đưa vào đời sống. NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam luôn luôn khát khao đóng góp sức mình vào việc lan tỏa và quảng bá vẻ đẹp của áo dài đến mỗi người dân Thủ đô và người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, đồng thời mong muốn đưa áo dài bước ra thế giới. 

Áo dài không phải là sự sáng tạo của một người ở một thời điểm mà là sự kế thừa của văn hóa truyền thống hàng nghìn năm. Đến nay, áo dài Việt Nam dù có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách; song, vẫn giữ được cốt cách, giá trị vốn có của mình. Áo dài truyền thống đã góp phần làm trọn vẹn hơn việc giữ gìn, tôn vinh và phát huy bản sắc riêng của văn hóa dân tộc, đồng thời còn là “cầu nối,” là “sứ giả” của tình hữu nghị giữa Việt Nam với bạn bè năm châu.  

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt - ảnh 6

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc…”

“Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc…”

(PNTĐ) - Phát biểu tại lễ Khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan Phim (LHP) Quốc tế Hà Nội lần thứ VII Tạ Quang Đông nhấn mạnh: “Có thể thấy, LHP quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế".
Sự hoà quyện giữa truyền thống - văn hiến trong không gian sáng tạo đương đại tại Bảo tàng Hà Nội

Sự hoà quyện giữa truyền thống - văn hiến trong không gian sáng tạo đương đại tại Bảo tàng Hà Nội

(PNTĐ) - Nhân Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra chương trình Tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Tọa đàm có sự hiện diện của các chuyên gia, các nhà văn hóa, các nhà quản lý; chia sẻ về những nét độc đáo của văn hóa Hà Nội được thể hiện trong mạng lưới các không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội.
Khai mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024

Khai mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024

(PNTĐ) - Sáng 7/11, Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc và bước vào tranh tài tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức. Giải đấu do Báo Hànộimới, Liên đoàn Bóng bàn Hà Nội phối hợp tổ chức. Giải diễn ra từ ngày 7 - 10/11 với sự tham gia của 68 đơn vị, gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu.
Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa

Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa

(PNTĐ) -Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Thủ đô đã ra sức phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực với những kết quả nổi bật.
Sáng mai, khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”

Sáng mai, khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”

(PNTĐ) - Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” sẽ chính thức khai mạc vào sáng 7/11, tại Hà Nội. Triển lãm nhằm hưởng ứng Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”.