9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm

Lê Phú/Báo Tin Tức
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tối nay, 31/8, tại Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra sự kiện "Trung thu Làng Cổ", với điểm nhấn là cuộc thi đèn lồng Trung thu khổng lồ của xã Đường Lâm: 9 đèn lồng khổng lồ của 9 thôn như đèn lồng Hổ, đèn lồng Voi, đèn lồng Trâu...

“Trung thu Làng cổ” mang đến không gian lễ hội truyền thống xen lẫn với các yếu tố hiện đại, hứa hẹn tạo nên sức hút không chỉ đối với người dân địa phương, mà còn thu hút khách du lịch từ khắp nơi.
Điểm nhấn của sự kiện là các chương trình diễu hành đèn Trung thu, diễn ra tối ngày 31/8, tại cổng làng Mông Phụ, với sự tham gia của 9 thôn trên địa bàn xã Đường Lâm.

9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 1
Hội thi mô hình đèn Trung thu được thị xã Sơn Tây (Hà Nội) tổ chức nhiều năm nay,  nhằm tạo thêm những sản phẩm quảng bá du lịch cho địa phương.

Để tham gia sự kiện, mỗi thôn đã tự thiết kế một mô hình đèn lồng khổng lồ của mình, không chỉ là biểu tượng của Trung thu, mà còn gắn với những nét văn hóa, lịch sử của làng. Trong đó, mô hình đèn hình con trâu lắc đầu, do nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát của làng Mông Phụ chế tác, những ngày qua đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách.

Với mô hình đèn này, hình ảnh con trâu kết hợp với cổng làng truyền thống, được lắp động cơ để có thể cử động, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

“Chiếc đèn Trung thu con trâu được tạo ra từ cảm hứng với hình ảnh làng quê Việt Nam xưa. Con trâu và cổng làng là những biểu tượng gắn bó với cuộc sống nông nghiệp của người dân Đường Lâm. Sau 40 ngày làm việc, tôi và các cộng sự đã hoàn thiện mô hình này để tham gia dự thi trong dịp Trung thu", Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chia sẻ.

Chiếc đèn cao 3,5m, dài 3m, làm từ khung sắt và mica, được nghệ nhân đưa vào các yếu tố hiện đại để đầu trâu có thể lắc đều theo các hướng. Với kỹ thuật phức tạp, chiếc đèn không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật, mà còn mang tính kỹ thuật cao.

“Việc đưa động cơ vào đèn lồng là một thử thách lớn, nhưng tôi tin rằng yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt, thu hút trẻ em và du khách”, Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chia sẻ thêm.

Ngoài mô hình con trâu, các thôn khác cũng tham gia với những mô hình đặc sắc như: Đèn voi của thôn Phụ Khang; Đèn hổ của thôn Cam Lâm. Đèn voi được làm từ tre nứa và giấy bồi, tái hiện hình ảnh voi chiến gắn liền với truyền thuyết vua Ngô Quyền. Trong khi đó, đèn hổ là biểu tượng của sức mạnh, được chế tác để tưởng nhớ đến vua Phùng Hưng – người đã đánh bại hổ dữ bảo vệ dân làng.

Hình ảnh người dân làng Đường Lâm gấp rút hoàn thiện đèn Trung thu khổng lồ:

9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 2
"Năm nay tôi thiết kế ra mô hình đèn trung thu hình con trâu, kết hợp hình tượng chiếc cổng làng với mong muốn giới thiệu văn hoá bản địa nơi đây - một vùng đất cổ", Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây) cho biết.
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 3
Màu sắc được sử dụng trên  đèn trâu rất rực rỡ, sống động.
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 4
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 5
Con trâu được kết hợp với cổng làng là hình ảnh đặc trưng của làng cổ Đường Lâm. 
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 6
Chiếc đèn Trung thu lần này là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Đầu con trâu còn được gắn thêm 2 động cơ để có thể lắc lư được các hướng khác nhau.
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 7
Chiếc đèn Trung thu hình con voi được làm từ tre nứa và giấy bồi mang nét mộc mạc truyền thống của thôn Phụ Khang. Voi cũng là một linh vật gắn với huyền tích xưa của làng Đường Lâm. 
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 8
Đường Lâm là mảnh đất 2 vua, nơi sinh ra hai vị vua lừng lẫy của lịch sử Việt Nam là Phùng Hưng và Ngô Quyền.
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 9
Với vua Phùng Hưng, không thể không nhắc tới tích "Ông Phùng Hưng đánh hổ". Dựa trên tích này, người dân thôn Cam Lâm (Đường Lâm) đã tạo nên chiếc đèn khổng lồ hình con hổ cho mùa trung thu năm nay.
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 10
Chiếc đèn con hổ được tạo thành tư thế dũng mãnh của chúa tể rừng xanh, bộ khung xương làm từ sắt, da hổ làm bằng vải canvas và tô màu acrylic, bàn chân hổ được làm từ đất sét mỹ thuật.
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 11
Theo quy định từ UBND xã Đường Lâm, để đảm bảo cho việc di chuyển ngoài đường làng, những chiếc đèn phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chiều cao tối đa không quá 5m, chiều dài tối đa 8m.
9 đèn lồng Trung thu khổng lồ sẽ toả sáng tối nay tại Làng cổ Đường Lâm - ảnh 12
Tối ngày 31/8, tại làng cổ Đường Lâm sẽ diễn ra sự kiện Trung thu Làng Cổ với điểm nhấn là cuộc thi đèn lồng khổng lồ trung thu của xã Đường Lâm với 9 đèn lồng của 9 thôn và nhiều đèn lồng của địa phương khác cùng tham gia trưng bày.

Tin cùng chuyên mục

Khi phim kinh dị Việt lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian

Khi phim kinh dị Việt lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian

(PNTĐ) - Trong vài năm trở lại đây, dòng phim kinh dị Việt Nam đã có sự phát triển và ghi dấu ấn đáng kể. Không chỉ đạt doanh thu ấn tượng, một số bộ phim còn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả nhờ việc khai thác yếu tố dân gian độc đáo, ám ảnh nhưng cũng thấm đẫm màu sắc văn hóa truyền thống.
Điều thú vị về tác giả nhí đoạt giải Nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo”

Điều thú vị về tác giả nhí đoạt giải Nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo”

(PNTĐ) - Tác giả nhí Mầu Tuệ An đoạt giải nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo” được đánh giá là một đại diện tiêu biểu của thế hệ thiếu niên hiện đại với tư duy sâu sắc, cảm xúc tinh tế và tinh thần công dân đầy trách nhiệm. Điểm ấn tượng ở tác phẩm dự thi của Mầu Tuệ An là thay vì chọn hình thức bài viết truyền thống, em đã mạnh dạn thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình qua một video sáng tạo, mang tính biểu đạt cao.
Tái hiện hành trình 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam bằng nghệ thuật

Tái hiện hành trình 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam bằng nghệ thuật

(PNTĐ) - Tối 19/6, chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Sự kiện do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội, nhằm tái hiện hành trình 100 năm lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam bằng ngôn ngữ nghệ thuật giàu cảm xúc.
BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

(PNTĐ) - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm là dịp để tôn vinh những người làm báo. Với các nhà báo nữ, họ không chỉ xuất sắc trên mặt trận văn hóa tư tưởng mà còn là những người mẹ đảm đang, làm tốt vai trò trong gia đình. Nhân dịp này, BTV, MC Anh Thư của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (PT&TH Hà Nội) có những chia sẻ với Báo Phụ nữ Thủ đô về chuyện phụ nữ làm báo.