Bài xẩm tràn đầy tinh thần Tết Việt của nhóm Xẩm Hà Thành

NAM PHONG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhóm Xẩm Hà Thành vừa ra mắt MV Tết Việt ngập tràn sắc màu mùa xuân và Tết đặc trưng của truyền thống dân tộc. Bài xẩm đánh dấu sự trở lại trong một sản phẩm đón mùa xuân, đón tết của nhóm Xẩm Hà Thành sau tròn 4 năm kể từ sản phẩm “Trách ông Nguyệt Lão”, ra mắt tháng 1/2020.

Bài xẩm Tết Việt mang không khí rộn ràng của mùa xuân, sự háo hức của lòng người khi đón những ngày tết cổ truyền của dân tộc, nhiều câu hát gợi lên những hình ảnh yêu thương của ngày tết. Giá trị Tết trong tâm thức của người Việt rất ý nghĩa. Trong câu hát xẩm gợi lên sự kết nối Tết Việt ở cả ba miền của đất nước “Bánh chưng, bánh tét, hương trầm/ Dâng lên tiên tổ trên mâm cỗ đầy”. 

Bài xẩm tràn đầy tinh thần Tết Việt của nhóm Xẩm Hà Thành  - ảnh 1
Các nghệ sĩ nhóm Xẩm Hà Thành trong MV Xẩm Tết Việt 

Đồng thời tôn vinh giá trị ý nghĩa nhất của ngày Tết, nhất là trong giai đoạn hiện nay: “Cháu con tề tựu về đây/ Tết vui là tết sum vầy bên nhau”… Kèm theo đó là những câu hát gợi lên nét mặt rạng ngời của những đứa trẻ trong ngày đầu năm mới, của những lời chúc tốt đẹp nhất mà mọi người vẫn dành cho nhau trong thời điểm đất trời chuyển sang một vòng quay mới: “Trẻ con vui nhận lì xì/ Mong cho năm mới cái gì cũng thông/ Trai chưa vợ, gái chưa chồng/ Đến thì năm mới qua sông gặp đò/ Làm ăn cũng chẳng phải lo…”

MV Xẩm Tết Việt 

Bài xẩm Tết Việt là một sáng tác mới của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long dựa trên hai điệu xẩm rất quen thuộc, nhất là với người Hà Nội là điệu tàu điện và xẩm chợ. Bài xẩm ra đời đúng tròn một năm, những ngày cận tết năm Qúy Mão 2023, trong không khí đón tết rộn ràng của Thăng Long - Hà Nội, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đã cảm hứng và sáng tác bài xẩm Tết Việt. 

Điều đặc biệt trong bài xẩm này là đoạn chuyển giao giữa hai điệu xẩm tàu điện và xẩm chợ, tác giả đã để một khoảng không gian tương đối dài, gấp 3 lần so với thông thường để các nhạc cụ đặc trưng của dân tộc trưng diễn kỹ thuật với những giai điệu, tiết tấu rộn ràng, lôi cuốn lòng người. Trong đó, bên cạnh cây đàn nhị và cái trống mảnh đặc trưng của hát xẩm, tác giả đã khai thác thêm cây kèn bầu khiến với âm sắc đặc trưng cao mảnh, sáng chói, càng khiến cho không gian trở nên rộn rã. 

Bài xẩm tràn đầy tinh thần Tết Việt của nhóm Xẩm Hà Thành  - ảnh 2
Từ trái qua: nghệ sĩ gõ Phạm Đình Dũng, nghệ nhân xẩm Mai Tuyết Hoa, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, nghệ sĩ kèn bầu Trần Hậu. Các nghệ sĩ đều là những người tâm huyết trong việc giữ gìn nghệ thuật xẩm 

 “Giữ gìn truyền thống, sáng tạo trong truyền thống chính là tiêu chí đã định hình ngay từ những ngày đầu thành lập nhóm Xẩm Hà Thành, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa chia sẻ. Theo Mai Tuyết Hoa: “Thực hiện được điều đó góp phần quan trọng trong mong muốn mà nhóm đặt lên thành kim chỉ nan trong hoạt động đó là để hát xẩm sống trong đời sống”. Nữ nghệ sĩ hát xẩm cho biết thêm, trong năm mới 2024 nhóm Xẩm Hà Thành sẽ tiếp tục ra mắt những tác phẩm có chất lượng dựa theo tiêu chí đã đề ra. 

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.