Báo chí phản ánh sinh động thực tiễn đời sống

Chia sẻ

Tối 24/10, Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV, năm 2020 - Giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

Lần đầu tiên giải Báo chí quốc gia trao giải Đặc biệt cho tác phẩm phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình của nhóm tác giả thuộc Liên chi hội nhà báo báo Nhân Dân Ảnh: Công HùngLần đầu tiên giải Báo chí quốc gia trao giải Đặc biệt cho tác phẩm phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình của nhóm tác giả thuộc Liên chi hội nhà báo báo Nhân Dân Ảnh: Công Hùng

Cung cấp thông tin kịp thời tiên phong

Trong hoàn cảnh đất nước phải căng mình chống dịch Covid-19, Giải Báo chí quốc gia lần thứ XV năm 2020 vẫn được hưởng ứng tích cực với số lượng tác phẩm kỷ lục, nội dung các tác phẩm phong phú, phản ảnh sinh động thực tiễn cuộc sống.

Dự và phát biểu khai mạc lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV năm 2020, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Hơn 96 năm qua, nền báo chí nước ta đã có sự phát triển vượt bậc cả về đội ngũ, kỹ thuật, công nghệ và trình độ tác nghiệp... Kế thừa những di sản tư tưởng, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ, nhiều nhà báo đang ngày ngày dấn thân vào thực tiễn đời sống, phản ánh những vấn đề nóng hổi nhất của xã hội, nêu gương người tốt, việc tốt, hướng đến sự nhân văn của con người…

Trong năm 2020-2021, báo chí đặc biệt tiên phong cung cấp kịp thời thông tin về tình hình dịch Covid-19, thông tin các quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định phát triển sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân...

Phát biểu tại Lễ trao giải, nhà báo Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia cho biết, trong hoàn cảnh đất nước phải căng mình chống dịch Covid-19, Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV năm 2020 vẫn tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tích cực và chủ động từ các cấp hội cả nước. Năm 2020 ghi nhận số tác giả, tác phẩm tham dự lớn nhất từ trước đến nay với hơn 1.800 tác phẩm đến từ 63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố.

Về nội dung, các tác phẩm dự giải đã bám sát các chủ đề lớn từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các mặt khác của đời sống đất nước trong năm 2020, phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn trong năm. Báo chí tiếp tục đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, các nghị quyết, chính sách điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ; Các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong năm 2020... Đặc biệt, báo chí tham gia trực tiếp ở nơi tuyến đầu trên mặt trận phòng chống đại dịch Covid-19, phản ánh nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu sắc, có hiệu quả xã hội tích cực, có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn.

Trong số 150 tác phẩm được vào chung khảo, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 đã lựa chọn được 112 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải; Trong đó có 1 giải Đặc biệt, 9 giải A, 25 giải B, 45 giải C và 32 giải Khuyến khích.

Lần đầu tiên trao giải Đặc biệt

Lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ Giải báo chí Quốc gia đã có Giải Đặc biệt và trao cho tác phẩm "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" của nhóm tác giả thuộc Liên Chi hội Nhà báo báo Nhân Dân.

Đây là một dự án phim tài liệu đồ sộ gồm 90 tập phim (25-30 phút/tập) được thực hiện trong 4 năm, như một "biên niên sử" về dòng chảy lịch sử, sự phát triển trường tồn của dân tộc, đất nước, thời đại… song hành cùng với sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu trong cả một tiến trình lịch sử, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại Hồ Chí Minh cho đến nay.

Nhà báo Nguyễn Lê Anh - đại diện nhóm tác giả chia sẻ, trong quá trình thực hiện tác phẩm nhóm gặp phải những khó khăn nhất định như sự nghi ngờ về khả năng thực hiện bộ phim, việc xử lý nguồn tư liệu khổng lồ sao cho chính xác, nhiều chiều, không phải đơn giản. Vượt qua tất cả những khó khăn thách thức đó, nhóm đã hoàn thành 90 tập phim gửi tới khán giả.

Có thể nói, vượt khó cũng chính là tinh thần chung của báo chí năm qua. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho báo chí giảm doanh thu và tác nghiệp của những nhà báo cũng đầy gian truân trong bão lũ và dịch bệnh. Dù vậy, các phóng viên, nhà báo luôn coi khó khăn là động lực, không bao giờ dừng lại giữa chừng, vượt qua nỗi sợ hãi về dịch bệnh để tác nghiệp... để có những thông tin, bài viết thời sự, cập nhật gửi tới độc giả từng ngày, từng giờ.

BẢO ANH

 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).