Bảo đảm Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra an toàn, trang nghiêm, thành kính

Chia sẻ

Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021 tại Phú Thọ đã hoàn tất phù hợp với trạng thái bình thường mới, trong đó tập trung tổ chức các hoạt động phần lễ và một số hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng của nhân dân.

Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021 do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Các hoạt động chính phần lễ bao gồm: Lễ giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Lễ giỗ tổ Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và dâng hoa tại bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương...

Năm nay, tỉnh Phú Thọ tiếp tục vận động, khuyến khích các gia đình trên địa bàn tự chuẩn bị mâm cơm để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên của dân tộc trong ngày 10/3 âm lịch (ngày 21/4/2021).

Bên cạnh các nghi lễ truyền thống, tỉnh lựa chọn tổ chức một số hoạt động văn hóa dân gian truyền thống tại Đền Hùng và thành phố Việt Trì. Trong đó có chương trình nghệ thuật với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương”; màn bắn pháo hoa tầm cao tại hồ Công viên Văn Lang (Việt Trì); thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; giải bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng; vòng chung kết Cúp Hùng Vương - Giải bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2021.

Trong dịp này, Phú Thọ tổ chức trình diễn hát Xoan làng cổ tại miếu Lãi Lèn, đình An Thái, đình Hùng Lô; tổ chức festival sinh vật cảnh và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, múa rối nước tại sân khấu Trung tâm và hồ Khuôn Muồi thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng chỉnh trang cảnh quan khu vực tạo điểm nhấn cho Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021.Khu di tích lịch sử Đền Hùng chỉnh trang cảnh quan khu vực tạo điểm nhấn cho Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021.
Năm nay cũng là năm đầu tiên Phú Thọ tổ chức tour du lịch đêm Đền Hùng “Trở về cội nguồn - Linh thiêng đất Tổ” cùng với chương trình âm nhạc đường phố "Việt Trì live music" nhằm giúp du khách được trải nghiệm nghi lễ thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa vùng Đất Tổ.

Ðể Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra an toàn, trang nghiêm, thành kính, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng xây dựng kịch bản phần lễ phù hợp công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Sở VHTT&DL phối hợp với các sở, ngành liên quan tập trung xây dựng chương trình hoạt động chi tiết, điều chỉnh, bổ sung một số hoạt động gắn với các giá trị lịch sử, văn hóa thời đại Hùng Vương trong dịp này.

Phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, phương án cứu hộ, cứu nạn, ứng phó kịp thời trong mọi tình huống đã được xây dựng.

Khu di tích Đền Hùng đã quy hoạch các khu vực bán hàng với 20 quầy kinh doanh cố định và 90 hộ kinh doanh là người địa phương đăng ký hoạt động. Các  đơn vị, hộ kinh doanh đều ký cam kết bán đúng giá niêm yết và niêm yết công khai giá các loại hàng hóa phục vụ du khách.

Tại các khu vực trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng như đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng đền Mẫu Âu Cơ, đền Lạc Long Quân,… lực lượng công an cắm chốt trực 24/24 giờ, vừa hướng dẫn du khách, vừa phát hiện, kịp thời xử lý hiện tượng ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu - 2021 được tổ chức trong trạng thái bình thường mới vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch Covid-19.

Với trách nhiệm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân, tỉnh Phú Thọ hy vọng đáp ứng nguyện vọng của du khách thập phương, nhân dân cả nước hài lòng khi về tri ân công đức tổ tiên.

VGP

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.