Cảm ơn “Em phải đến Harvard học kinh tế”

Chia sẻ

PNTĐ-Làm sao một cuốn sách có thể thay đổi số phận của con người được? Bạn có nghĩ thế không? Có nhiều người nghĩ vậy, có nhiều người lại không?

 
Nhưng với tôi-một cô bé cực kỳ lười đọc sách-thì điều đó lại càng không thể. Cho đến khi tôi được tặng một cuốn sách. Cuốn sách ấy đã làm tâm trí tôi hoàn toàn thay đổi. Trước đây, tôi luôn nghĩ một thiên tài có được sự thông minh là do bẩm sinh, sinh ra đã như vậy rồi nhưng bây giờ, điều ấy lại hoàn toàn không đúng đối với tôi. Một thiên tài còn có được sự thông minh là do cách giáo dục của cha mẹ, ông bà, người thân họ. Và cuốn sách đã khiến cho tôi thay đổi có tên là “Em phải đến Harvard học kinh tế”.
 
Cảm ơn “Em phải đến Harvard học kinh tế” - ảnh 1
 
Quyển sách “Em phải đến Harvard học kinh tế” là một tập hồi ký của tác giả Lưu Vệ Hoa kể về việc nuôi dạy và giáo dục đứa con gái duy nhất của mình-Lưu Diệc Đình-thành công trên con đường học vấn. Bốn trường đại học của Mỹ cùng lúc gửi giấy báo trúng tuyển, trong đó có giấy cấp học bổng và sinh hoạt phí lên tới 30 nghìn USD mỗi năm cho Lưu Diệc Đình-một cô gái 18 tuổi ở Thành Đô, đủ cho Lưu Diệc Đình học và sinh hoạt cho đến khi tốt nghiệp ra trường. Bốn trường đại học nổi tiếng của Mỹ đó là: Đại học Harvard, đại học Columbia, học viện Wellesley và học viện Mount Holyoke.
 
Học viện Wellesley là học viện nổi tiếng, từng đào tạo những nhân vật nổi tiếng như phu nhân cựu Tổng thống Mỹ Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Korbel Albright... Hai trường đại học Columbia và học viện Mount Holyoke cũng là những trường danh giá bậc nhất thế giới, chế độ tuyển sinh hàng năm rất khắt khe, số học sinh dự thi vào các trường này rất đông nhưng ngay cả học sinh Mỹ cũng khó trúng tuyển. Còn vào được Harvard thì đúng là kỳ tích, các học sinh và chuyên gia soạn sách “Hướng dẫn du học” gọi đó là việc “khó hơn lên trời”.
Đọc đến đây, tôi thầm nghĩ rằng: “Chắc cô bé Diệc Đình cũng thuộc loại có gen di truyền thông minh đây nên mới có thể làm vậy. Chứ người bình thường thì sao có thể làm một việc “khó hơn lên trời” được”. Nhưng, càng đọc tôi càng thấy suy nghĩ của mình thật ích kỷ. Lưu Diệc Đình sinh ra cũng như bao đứa trẻ bình thường khác. Thậm chí Diệc Đình còn mang trên mình nhiều bệnh tật, có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ cách giáo dục gần gũi, khoa học của cha mẹ Diệc Đình.
 
Bằng những lời lẽ thân thương và gần gũi, cuốn sách “Em phải đến Harvard học kinh tế” đã gửi gắm cho chúng ta thấy được tình yêu thương tha thiết của người mẹ dành cho con cái mình nhưng cũng không vì thế mà họ nuông chiều, để cho con cái hư.
 
Khi mẹ tôi mang thai em bé, bố tôi đã tìm mua cuốn “Em phải đến Harvard học kinh tế” ở khắp các nhà sách nhưng đều không có. Vì vậy, bố đã tìm trên mạng. Cuối cùng, bố cũng tìm thấy. Bố đã cùng tôi đọc, nghiền ngẫm suốt nhiều ngày, đọc hết tất cả các tập của bộ sách. Và bố đã thống nhất với mẹ tôi là sẽ nuôi dạy em bé theo cách mà Carl Winter và bà Lưu Vệ Hoa đã nuôi dạy con cái họ.
 
Em gái tôi tuy còn nhỏ người nhưng em rất cứng cáp. Vì bố tôi thường xuyên tập thể dục cho em ngay từ khi còn bé. Em rất nhanh nhẹn. Sáng nào cũng như sáng nào, mẹ tôi đều bế em ra khoảng sân nhỏ trước cửa nhà để em nhìn những chú chim đậu trên mặt đất, nhảy nhót trên những cành cây và ẩn mình trong những tán cây xum xuê để luyện mắt, phản xạ cho nhanh nhạy. Tròn 1 tuổi em đã đứng vững, vỗ tay và đi được 1, 2 bước. Em tôi có trí nhớ rất tốt, 22 tháng đã thuộc và đọc vanh vách 20 bài thơ, 20 bài hát. Năm 4 tuổi, em đã được chọn tham gia chương trình “Con đã lớn khôn” của Đài truyền hình Việt Nam. Càng lớn, em càng thông minh và ngoan ngoãn, biết nghe lời bố mẹ. Em tôi được như ngày hôm nay là nhờ bà Lưu Vệ Hoa đã viết nên cuốn sách “Em phải đến Harvard học kinh tế” để từ đó bố mẹ tôi có cơ sở khoa học để giáo dục nuôi dạy em nên người.
 
Tôi thật sự thích cuốn sách này. Nó là một trong những cuốn sách mà tôi yêu thích nhất. Tôi muốn chia sẻ cuốn sách với những ai đọc được bài viết này, nhất là những bậc cha mẹ. Hãy đọc cuốn sách “Em phải đến Harvard học kinh tế” và từ đó giáo dục những đứa trẻ-con em mình-trở thành chính các em ngay từ khi còn bé-những chủ nhân tương lai của gia đình.
 
Ngô Vân Anh
Lớp 7B trường THCS Lê Ngọc Hân

Tin cùng chuyên mục

Global Junior Fashion Week 2025 - Lan tỏa thông điệp về thời trang thân thiện với môi trường

Global Junior Fashion Week 2025 - Lan tỏa thông điệp về thời trang thân thiện với môi trường

(PNTĐ) - Global Junior Fashion Week 2025 - tuần lễ thời trang trẻ em với sự tham gia của các nhà thiết kế đến từ Hà Nội, lan tỏa thông điệp về thời trang bền vững, truyền cảm hứng về trách nhiệm xã hội đến thế hệ trẻ. Mỗi BST, mỗi tiết mục trình diễn là 1 nốt nhạc trong bản giao hưởng của thiên nhiên, mang theo thông điệp về sự sống và niềm hy vọng cho tương lai xanh, tạo nên 1 bản giao hưởng trọn vẹn.
Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.