Cần chế tài phạt nặng hành vi quẩy rối

Chia sẻ

Xúc phạm, quấy rối người khác, nhất là phụ nữ, trên mạng là một căn bệnh trầm kha, nó là gam màu đen tối bậc nhất của bức tranh "văn hóa mạng" xô bồ. Thế nhưng việc quản lý vấn đề này vẫn còn… bỏ ngỏ.

Ca sĩ Thái Trinh đã dũng cảm phơi bày sự thật khi bị chê bai hình thứcCa sĩ Thái Trinh đã dũng cảm phơi bày sự thật khi bị chê bai hình thức

Cách đây ít lâu, dư luận cực kỳ phấn khích trước thông tin: Ai chê người khác mập, lùn, xấu, ế có thể bị phạt tới... 16 triệu đồng. Sau cơn phấn khích ấy, tất nhiên, dư luận chưa thấy ai bị phạt, dù vẫn thấy vô số comment (lời bình luận) đầy khiếm nhã về thân thể người khác cả trong cuộc sống lẫn trên môi trường mạng. Bởi thế không lạ khi vừa qua, ca sĩ Thái Trinh bức xúc tố một nhân viên quay phim "sàm sỡ" bằng lời lẽ thô tục, khiếm nhã.

Đây có lẽ không chỉ là câu chuyện của riêng Thái Trinh. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Miu Lê, Lâm Vỹ Dạ, Hiền Hồ… cũng lập tức lên tiếng về việc không ít phen bị chê bai bằng những lời lẽ khiếm nhã. Đơn cử như Miu Lê bị nhiều người nói là "mập, xấu, thô, bự, to…". Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Dạo qua các mạng xã hội, vào phần comment dưới những bộ ảnh của chị em phụ nữ, có thể bắt gặp vô số những lời bình phẩm thô bỉ, bậy bạ, không chỉ cợt nhả về ngoại hình mà còn xúc phạm trắng trợn đến cả danh dự, nhân phẩm của người khác. Nhiều người dùng mạng xã hội, tự cho mình là "vô danh" nên hình thành thói tật văng tục ở mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi khen một ai đó cũng sẵn sàng chêm vào câu khen những từ tục tĩu.

Nhưng tại sao những kẻ đó lại không bị phạt? Pháp luật đã có quy định về hành vi "Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác". Miệt thị ngoại hình bằng lời nói được xem là một tội danh bị cả thế giới lên án. Do đó hình thành khái niệm "body shaming", để chỉ hành vi dùng lời lẽ để chê bai, chế giễu, chỉ trích ngoại hình người khác khiến cho người đó cảm thấy khó chịu, hoặc cảm thấy bị xúc phạm. Hành vi quấy rối tình dục biểu hiện ở nhiều cấp độ như: Dạng lời nói: những lời nói khiếm nhã có ngụ ý về tình dục, đề nghị yêu cầu không mong muốn một cách liên tục... Dạng phi lời nói: Thể hiện dưới dạng ngôn ngữ cơ thể, không đúng đắn, phô bày tài liệu khiêu dâm....

Mặc dù pháp luật đã có quy định, nhưng việc chứng minh một lời nói nào đó là “body shaming” hay quấy rối tình dục lại là việc không đơn giản. Không phải cứ hễ bị chê béo là có thể... đòi được 16 triệu đồng tiền phạt của kẻ buông lời khiếm nhã. Việc chê người khác béo, ế, xấu, gầy… dẫn đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác hay không thì không chỉ dựa vào ý thức chủ quan của người bị chê mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh, trình độ nhận thức, hậu quả... của hành vi này.

Có những việc để lại hậu quả rõ ràng, khiến dư luận lên án thì việc xử lý rất dễ. Ví như 3 năm trước, các cơ quan chức năng đã yêu cầu xử lý một phóng viên có những lời lẽ bình luận khiếm nhã về ngoại hình đến mức xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của hoa hậu H’Hen Nie. Chính phóng viên gây ra sự việc đó cũng đã nhận ra lỗi lầm của mình và lên tiếng xin lỗi. Nhưng còn rất nhiều trường hợp bình luận khiếm nhã về phụ nữ trên mạng khiến khổ chủ vô cùng giận dữ, nhưng không được xử lý.

Lâu nay, chúng ta chống tin giả, tin rác, thông tin xấu độc trên mạng, rất quyết liệt, nhưng dường như còn xem nhẹ tội "body shaming" và tội quấy rối tình dục bằng lời nói. Việc ca sĩ Thái Trinh cũng như một số nghệ sĩ đã dũng cảm lên tiếng khi mình bị bình phẩm không hay ho đã thực sự gióng lên hồi chuông, để chị em phụ nữ cần biết cảnh tỉnh, biết bảo vệ chính mình trước những lời nói không chuẩn mực, mang tính quấy rối, sàm sỡ, miệt thị… phụ nữ.

NGUYỄN MỸ 

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt bộ sách quý nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt bộ sách quý nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng 16/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) tổ chức ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024). Đây cũng đồng thời là một trong những sự kiện chính nhằm hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Theo NSND Trần Ly Ly, quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật cho biết, chương trình nghệ thuật diễn ra vào tối ngày 6/5 tại thành phố Điện Biên Phủ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xác định là điểm nhấn của chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ sưu tập áo dài đầu tiên về phong cảnh đền Hùng được xác lập kỷ lục Việt Nam

Bộ sưu tập áo dài đầu tiên về phong cảnh đền Hùng được xác lập kỷ lục Việt Nam

(PNTĐ) - Tối 14/4, tại Chương trình Biểu diễn nghệ thuật “Hội Xoan 2024 - Miền Di sản” được tổ chức tại Khu di tích Lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Vietking đã trao Chứng nhận xác lập kỷ lục cho Bộ sưu tập áo dài "Về với cội nguồn", lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng, tạo nên bức tranh phong cảnh Khu Di tích lịch sử Đền Hùng trên nền lụa đầu tiên tại Việt Nam của nhà thiết kế Thoa Trần.