Cần chế tài phạt nặng hành vi quẩy rối

Chia sẻ

Xúc phạm, quấy rối người khác, nhất là phụ nữ, trên mạng là một căn bệnh trầm kha, nó là gam màu đen tối bậc nhất của bức tranh "văn hóa mạng" xô bồ. Thế nhưng việc quản lý vấn đề này vẫn còn… bỏ ngỏ.

Ca sĩ Thái Trinh đã dũng cảm phơi bày sự thật khi bị chê bai hình thứcCa sĩ Thái Trinh đã dũng cảm phơi bày sự thật khi bị chê bai hình thức

Cách đây ít lâu, dư luận cực kỳ phấn khích trước thông tin: Ai chê người khác mập, lùn, xấu, ế có thể bị phạt tới... 16 triệu đồng. Sau cơn phấn khích ấy, tất nhiên, dư luận chưa thấy ai bị phạt, dù vẫn thấy vô số comment (lời bình luận) đầy khiếm nhã về thân thể người khác cả trong cuộc sống lẫn trên môi trường mạng. Bởi thế không lạ khi vừa qua, ca sĩ Thái Trinh bức xúc tố một nhân viên quay phim "sàm sỡ" bằng lời lẽ thô tục, khiếm nhã.

Đây có lẽ không chỉ là câu chuyện của riêng Thái Trinh. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Miu Lê, Lâm Vỹ Dạ, Hiền Hồ… cũng lập tức lên tiếng về việc không ít phen bị chê bai bằng những lời lẽ khiếm nhã. Đơn cử như Miu Lê bị nhiều người nói là "mập, xấu, thô, bự, to…". Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Dạo qua các mạng xã hội, vào phần comment dưới những bộ ảnh của chị em phụ nữ, có thể bắt gặp vô số những lời bình phẩm thô bỉ, bậy bạ, không chỉ cợt nhả về ngoại hình mà còn xúc phạm trắng trợn đến cả danh dự, nhân phẩm của người khác. Nhiều người dùng mạng xã hội, tự cho mình là "vô danh" nên hình thành thói tật văng tục ở mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi khen một ai đó cũng sẵn sàng chêm vào câu khen những từ tục tĩu.

Nhưng tại sao những kẻ đó lại không bị phạt? Pháp luật đã có quy định về hành vi "Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác". Miệt thị ngoại hình bằng lời nói được xem là một tội danh bị cả thế giới lên án. Do đó hình thành khái niệm "body shaming", để chỉ hành vi dùng lời lẽ để chê bai, chế giễu, chỉ trích ngoại hình người khác khiến cho người đó cảm thấy khó chịu, hoặc cảm thấy bị xúc phạm. Hành vi quấy rối tình dục biểu hiện ở nhiều cấp độ như: Dạng lời nói: những lời nói khiếm nhã có ngụ ý về tình dục, đề nghị yêu cầu không mong muốn một cách liên tục... Dạng phi lời nói: Thể hiện dưới dạng ngôn ngữ cơ thể, không đúng đắn, phô bày tài liệu khiêu dâm....

Mặc dù pháp luật đã có quy định, nhưng việc chứng minh một lời nói nào đó là “body shaming” hay quấy rối tình dục lại là việc không đơn giản. Không phải cứ hễ bị chê béo là có thể... đòi được 16 triệu đồng tiền phạt của kẻ buông lời khiếm nhã. Việc chê người khác béo, ế, xấu, gầy… dẫn đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác hay không thì không chỉ dựa vào ý thức chủ quan của người bị chê mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh, trình độ nhận thức, hậu quả... của hành vi này.

Có những việc để lại hậu quả rõ ràng, khiến dư luận lên án thì việc xử lý rất dễ. Ví như 3 năm trước, các cơ quan chức năng đã yêu cầu xử lý một phóng viên có những lời lẽ bình luận khiếm nhã về ngoại hình đến mức xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của hoa hậu H’Hen Nie. Chính phóng viên gây ra sự việc đó cũng đã nhận ra lỗi lầm của mình và lên tiếng xin lỗi. Nhưng còn rất nhiều trường hợp bình luận khiếm nhã về phụ nữ trên mạng khiến khổ chủ vô cùng giận dữ, nhưng không được xử lý.

Lâu nay, chúng ta chống tin giả, tin rác, thông tin xấu độc trên mạng, rất quyết liệt, nhưng dường như còn xem nhẹ tội "body shaming" và tội quấy rối tình dục bằng lời nói. Việc ca sĩ Thái Trinh cũng như một số nghệ sĩ đã dũng cảm lên tiếng khi mình bị bình phẩm không hay ho đã thực sự gióng lên hồi chuông, để chị em phụ nữ cần biết cảnh tỉnh, biết bảo vệ chính mình trước những lời nói không chuẩn mực, mang tính quấy rối, sàm sỡ, miệt thị… phụ nữ.

NGUYỄN MỸ 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.