Chú trọng văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội

Mai Ngọc
Chia sẻ

(PNTĐ) -Mạng xã hội ngày càng phát triển, những ứng dụng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram, Tik Tok… đã không còn xa lạ với mọi người, nhất là giới trẻ. Mạng xã hội chính là một xã hội thu nhỏ mà ở đó con người giao tiếp, tương tác với nhau. Do đó, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đối với giới trẻ là vấn đề cần được chú trọng.

Chú trọng văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội - ảnh 1
Một học sinh nữ bị bạn đánh đăng tải trên mạng ngày 9/2/2023 Ảnh: internet

Hỗn chiến ngoài đời thực từ ứng xử không văn hóa trên mạng xã hội
Mới đây, bắt nguồn từ mâu thuẫn trên mạng xã hội giữa học sinh trường THCS Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ và học sinh trường THCS Biên Giang, quận Hà Đông. Chiều ngày 25/1/2023, hai nhóm học sinh gặp nhau tại thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ và mang vũ khí đánh nhau tại khu vực trạm bơm Giang Chính, phường Biên Giang, quận Hà Đông. Hai nhóm lao vào hỗn chiến làm 1 người bị thương được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng chấn thương sọ não mở. 

Cuối năm 2022, trên mạng xã hội tại Đà Nẵng xôn xao clip về "nhóm thanh thiếu niên dùng hung khi đánh nhau" ở ngay trước trụ sở Thành ủy. Ngay sau khi nhận thông tin, lực lượng công an đã nhanh chóng vào cuộc điều tra. Kết quả điều tra cho thấy, đây là hình ảnh nhóm thiếu niên sử dụng cây nhôm, cán lau nhà đùa giỡn, giả bộ đánh nhau, rồi quay clip tung lên mạng câu like, câu view. Nhóm vi phạm đã được mời lên công an phường lập biên bản nhắc nhở, xử lý theo các quy định của pháp luật. Hay cách đây vài tháng, sau khi có hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người, chẳng những không lên tiếng xin lỗi nạn nhân, Trang Nemo còn có phát ngôn gây sốc mạng xã hội. Chỉ khi có nguy cơ đối diện với việc ngồi tù, Trang Nemo mới có động thái xin lỗi.

 Trên đây chỉ là vài câu chuyện trong hàng trăm, hàng nghìn sự việc đang diễn ra về văn hóa ứng xử của giới trẻ trên môi trường mạng hiện nay.

Chung tay xây dựng văn hóa ứng xử của người trẻ trên mạng xã hội
Không thể phủ nhận, mạng xã hội hiện nay là môi trường giải trí được nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, việc tạo dựng một môi trường thông tin mạng lành mạnh, hữu ích là rất cần thiết. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ đã xây dựng Trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng, khả năng xử lý của trung tâm này đã tăng từ 100 triệu tin lên 300 triệu tin một ngày. Ngoài ra, từ năm 2021, Bộ thành lập Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận phản ánh của người dân, các tổ chức về tin giả để xử lý. Song, người tham gia mạng xã hội cần chú ý thông tin trên mạng xã hội, mỗi cá nhân tham gia phải có bộ lọc của riêng mình. 

Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học Việt Nam), nhiều người, đặc biệt là giới trẻ cho rằng, đã là trang cá nhân của mình, họ phát ngôn cái gì cũng được, không loại trừ cả việc bôi nhọ, vu khống người khác, tung tin đồn thất thiệt cho các tổ chức, cá nhân mà không lường trước hậu quả tai hại. Người sử dụng mạng xã hội, nhất là giới trẻ cũng cần thực hiện nghiêm túc các quy tắc trong Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành như: Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không đăng tải các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật... Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt... Qua đó, để giới trẻ nâng cao nhận thức hơn nữa về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.