Cô giáo- ca sĩ Lương Nguyệt Anh: "Luôn nỗ lực để tiến bộ cùng học trò"

Chia sẻ

Không chỉ là một trong những tên tuổi nổi bật của dòng nhạc âm hưởng dân gian, Quán quân Sao mai 2011 Lương Nguyệt Anh còn là một giảng viên thanh nhạc của trường Đại học văn hoá nghệ thuật Quân đội. Dịp 20/11 năm nay rất đặc biệt với Lương Nguyệt Anh, bởi cô đã có một dấu ấn mới trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

Vưa qua, Sao mai Lương Nguyệt Anh đã đạt kết quả xuất sắc tuyệt đối của kỳ thi tốt nghiệp Cao học thanh nhạc và trở thành thạc sĩ thanh nhạc. Với Lương Nguyệt Anh, cùng với niềm đam mê nghệ thuật thì phấn đấu trở thành một giảng viên thanh nhạc được các em học sinh yêu mến và tin tưởng chính là một mục tiêu lớn trong cuộc đời, sự nghiệp của cô.

Lương Nguyệt Anh trong buổi biểu diễn báo cáo tốt nghiệp Cao học thanh nhạc vừa quaLương Nguyệt Anh trong buổi biểu diễn báo cáo tốt nghiệp Cao học thanh nhạc vừa qua Ngay từ khi còn nhỏ, Lương Nguyệt Anh đã mơ trở thành cô giáo. Hình ảnh thầy cô giáo luôn yêu thương, tâm lý, che chở cho học trò trong ký ức của cô những năm tháng còn đi học đã in hằn trong tâm trí của Lương Nguyệt Anh. Cô mong ước, sẽ có một ngày mình được trở thành cô giáo, sẽ luôn có học trò vây quanh, được đem kiến thức của mình, nhiệt huyết của mình để truyền lửa cho các thế hệ học trò, được chứng kiến từng thế hệ học trò lớn lên và trưởng thành. Cuối cùng, bằng nỗ lực không ngừng, Lương Nguyệt Anh cũng đã toại nguyện mơ ước của mình.

Lương Nguyệt Anh hạnh phúc khi toại nguyện giấc mơ trở thành một giáo viênLương Nguyệt Anh hạnh phúc khi toại nguyện giấc mơ trở thành một giáo viên

Lương Nguyệt Anh chia sẻ, nghề giáo luôn đem lại cảm giác tươi mới khi được sống cùng các thế hệ học trò, được hoà mình vào hơi thở của thế hệ các em, tuy nhiên, nghề giáo cũng là nghề vất vả. Nhất là lĩnh vực dạy thanh nhạc cũng có những đặc thù riêng đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của người dạy cũng như người học. 

“Đó là quá trình có thể hình dung giống như người tạo hình cây bonsai. Người ta sẽ bắt đầu từ một cái cây phát triển tự do, sau đó lựa chọn từng cành phù hợp để uốn từng cành, tỉa từng lá vào cái thế mình mong muốn, kiên trì qua rất nhiều thời gian mới có thể định hình được có dáng vóc như mong đợi. Tất nhiên, tôi nghĩ, công việc dạy học còn khó hơn thế nhiều lắm vì ngoài chuyện kiên trì, nhẫn nại còn là câu chuyện về ứng xử thầy trò, mối quan hệ giữa trò- thầy- phụ huynh- xã hội.

Tôi là giáo viên trẻ, kinh nghiệm cũng chưa phải là nhiều, cần phải tích luỹ thêm rất, rất nhiều nữa qua năm tháng. Chính vì vậy tôi luôn phải cố gắng, nỗ lực cùng học trò để cô trò cùng tiến bộ. Nhưng, tôi nghĩ, mình cũng có những lợi thế của tuổi trẻ khi có thể dễ dàng gần gũi, thân thiết với các em để hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng cuộc sống của các em, từ đó hỗ trợ công trình uốn nắn của mình thuận lợi hơn. Tôi nghĩ, người giáo viên không chỉ là người truyền kiến thức mà còn cần phải là người biết quan tâm thực sự đến học trò của mình, cùng các em phát triển, trưởng thành. Với vai trò là giảng viên thanh nhạc, chúng tôi còn có nhiệm vụ rất quan trọng đó chính là truyền cho các em tình yêu nghề, cống hiến hết mình với nghề”- Lương Nguyệt Anh chia sẻ.

 Lương Nguyệt Anh cho biết nghề giáo viên rất nhiều những vất vảLương Nguyệt Anh cho biết nghề giáo viên rất nhiều những vất vả

Yêu nghề giảng dạy như vậy nên Lương Nguyệt Anh cũng truyền cảm hứng tới em gái mình, Quán quân sao mai 2019 dòng nhạc thính phòng, Lương Hải Yến phấn đấu trên con đường trở thành một giảng viên thanh nhạc. 

 “Tôi rất ngưỡng mộ hình ảnh gia đình của nghệ sĩ Piano Đào Thu Lê, giảng viên khoa Piano Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ngưỡng mộ chị từ những nỗ lực cho nghề đến sự tận tuỵ, tâm huyết và luôn phấn đấu hết lòng cho sự nghiệp và các thế hệ học trò. Quen biết với nghệ sĩ Piano Đào Thu Lê nhiều năm, tôi thực sự ngưỡng mộ nhiệt huyết với nghề của chị, cũng như hình ảnh một gia đình làm nghề giáo lý tưởng, “cha truyền con nối”.  Cả gia đình chị đều làm nghề giáo, mẹ chị- NSƯT Hà Ngọc Thoa, cũng là giảng viên khoa Piano; chồng chị là anh Phạm Minh Thành, giảng viên khoa sáng tác. Với tài năng của mình, chị từng xuất sắc giành học bổng toàn phần ở trường Tchaikovsky (Moscow). Cả hai vợ chồng chị đều cùng học dưới mái trường này suốt 6 năm, sau đó trở về Việt Nam cống hiến cho đất nước, đồng hành, chia sẻ cùng nhau trong sự nghiệp giảng dạy. Tôi vẫn thường mong ước một hình mẫu gia đình trong tương lai của mình… như vậy. Các thành viên trong gia đình luôn sát cánh, hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp, cùng nhau phấn đấu, hết lòng vì sự nghiệp dạy dỗ, truyền lửa cho các thế hệ học trò.  Đã có rất nhiều học trò thành danh từ sự hết lòng dạy dỗ của gia đình chị, đó là điều tôi hay bất cứ người làm giáo viên nào cũng nỗ lực phấn đấu”- Lương Nguyệt Anh tâm sự. Và cô cho biết, đó cũng là một trong những cảm hứng để cô khuyến khích em gái trở thành đồng nghiệp với mình.

 Lương Nguyệt Anh và vợ chồng nghệ sĩ- giảng viên Đào Thu LêLương Nguyệt Anh và vợ chồng nghệ sĩ- giảng viên Đào Thu Lê

Lương Nguyệt Anh nói, cô cũng như những người làm nghề khác, luôn tự hào, hạnh phúc về ngày của nghề giáo. “Những ngày này tôi hạnh phúc lắm vì thường nhận được hoa hay những món quà xinh xắn của các em học sinh chúc mừng. Tuy nhiên tôi cũng như nhiều đồng nghiệp luôn nghĩ rằng, hoa hay quà đều không giúp chúng tôi hạnh phúc bằng sự tiến bộ, trưởng thành và thành công của chính các em. Học trò thành công, sống có ích và cống hiến cho xã hội chính là phần thưởng cao quý nhất đối với người làm nghề giáo”- Lương Nguyệt Anh chia sẻ.

                                                                                                                M.V

Tin cùng chuyên mục

Gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo

Gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo

(PNTĐ) - Chiều 6/5, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra sự kiện “Gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo”. Sự kiện nhằm chính thức kêu gọi các nhóm và tổ chức văn hóa sáng tạo đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội, đồng thời giới thiệu về hoạt động của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Lan tỏa giá trị văn hóa của Lâm Đồng tại Hà Nội

Lan tỏa giá trị văn hóa của Lâm Đồng tại Hà Nội

(PNTĐ) - Tại họp báo chiều 6/5 tại Hà Nội, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và sắc thái văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Qua đó đã hình thành nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, như: du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, cảnh quan...
Tùng Dương khiến hàng ngàn khán giả xúc động làm điều này khi hát Quốc ca tại Nhật Bản

Tùng Dương khiến hàng ngàn khán giả xúc động làm điều này khi hát Quốc ca tại Nhật Bản

(PNTĐ) - Từ những giai điệu trang nghiêm của Quốc ca Việt Nam đến những tiết mục ngẫu hứng đầy cảm xúc, đêm bế mạc Festival “Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp” diễn ra vào chiều 4/5/2025 tại Osaka, Nhật Bản đã đã để lại ấn tượng mạnh mẽ, sâu đậm trong lòng khán giả. Divo Tùng Dương, ca sĩ Isaac, Duyên Quỳnh và các nghệ sĩ tham gia chương trình, đã cùng khán giả viết nên câu chuyện của niềm tự hào, tình yêu đất nước, kết nối hàng nghìn trái tim Việt nơi xứ người.
Lưu luyến với giai điệu ngọt ngào của "Tình đất phù sa"

Lưu luyến với giai điệu ngọt ngào của "Tình đất phù sa"

(PNTĐ) - Sau thành công của những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước như Tình ta Hà Tĩnh và Biển trời quê hương, nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh vừa cho ra mắt ca khúc Tình đất phù sa, ngợi ca vẻ đẹp của đồng bằng Bắc Bộ, nơi hội tụ những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời cùng những tiềm năng kinh tế to lớn.