Cô giáo mầm non thổi hồn vào tranh gạo

PHƯƠNG LÝ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Nhiều năm nay, qua bàn tay khéo léo của cô giáo mầm non Nguyễn Thị Vân hiện đang công tác tại trường mầm non Phù Lỗ (xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), những hạt gạo tưởng chừng đơn sơ đã biến hóa thành bức tranh tuyệt đẹp, là sản phẩm nghệ thuật đặc sắc có nguồn gốc thiên nhiên.

Chị Vân hiện cũng là chủ cơ sở sản xuất tranh gạo Vân Quân có địa chỉ tại đường Thống Nhất (thuộc thôn Cả, xã Đông Xuân). Nói về con đường đến với tranh gạo của mình, chị vẫn thường dùng 2 từ đơn giản “có duyên”. Cái duyên đó đến trong một tiết dạy học sinh chủ đề về sáng tạo, chị Vân đã lựa chọn hạt gạo làm chủ thể cho bài giảng của mình, rồi hướng dẫn các bé gắn từng hạt gạo nhỏ xíu để tạo thành một một bức tranh.

Sở dĩ chị chọn hạt gạo làm nguyên liệu vì gạo rất gần gũi với học sinh mầm non, bé nào cũng biết đến hạt gạo thường được cha mẹ nấu cơm hàng ngày nên trẻ sẽ có hứng thú tìm tòi, khám phá lợi ích của hạt gạo. 

Cô giáo mầm non thổi hồn vào tranh gạo - ảnh 1
Chị Vân giới thiệu ý nghĩa bức tranh với phóng viên đài truyền hình Hà Nội

Được các bé hào hứng, đồng nghiệp khen ngợi bức tranh gạo rất đẹp, chị tiếp tục làm thêm nhiều bức tranh gạo nữa để tặng người thân và bạn bè. Và cứ thế cho đến 2016, từ chỗ làm cho vui, vì sở thích chị quyết định mở xưởng, khởi nghiệp thêm nghề tay trái làm tranh gạo. 

“Thời gian đầu, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn về ngồn vốn, kỹ thuật, nguyên liệu, nhân công… nhất là thị trường tiêu thụ. Chưa kể thời gian làm tranh gạo hoàn toàn phải tranh thủ lúc sáng sớm và buổi tối vì hằng ngày tôi vẫn phải lên lớp dạy học. Trong lúc xoay sở nguồn vốn, tôi may mắn được sự hỗ trợ của quỹ TYM (tổ chức tài chính vi mô do Hội LHPN Việt Nam thành lập từ năm 1992)” - chị Vân chia sẻ.

Chỉ với 7 triệu vốn vay lúc đó, chị đã đầu tư mua máy móc và sang sửa cơ sở vật chất ban đầu để xưởng có thể hoạt động. Vừa làm, chị vừa học thêm kỹ thuật trên mạng internet từ người đi trước, rồi tích lũy kiến thức để làm ra bức tranh gạo vừa đẹp về thẩm mỹ, vừa bền về chất lượng.

Do sản phẩm làm ra có uy tín nên khách hàng đến với chị ngày một nhiều hơn, chị vừa làm, vừa đào tạo công nhân để đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương. Đến nay xưởng của chị Vân thường xuyên duy trì khoảng 10 lao động làm việc.

Cô giáo mầm non thổi hồn vào tranh gạo - ảnh 2
Cán bộ và thành viên tiêu biểu TYM Chi nhánh Bắc Giang thăm Cơ sở sản xuất tranh gạo

Là công nhân làm việc cho xưởng tranh của chị Vân được hơn 2 năm, chị Nguyễn Diệu Linh cho biết: “Công việc này ban đầu làm rất khó bởi nó đòi hỏi phải có tính kiên trì và cẩn thận, song do được chị Vân chỉ bảo tận tình, mỗi khi sản phẩm bị lỗi, chị Vân lại nhẹ nhàng hướng dẫn, uốn nắn nên dần dần tôi đã làm quen và thành thạo.

Mặc dù đây là công việc bán thời gian song tôi cũng có thêm khoản thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình, với mỗi một bức tranh gạo hoàn thành tôi thực sự rất vui vì công sức của mình bỏ ra được mọi người biết đến và trân trọng. Tôi mong muốn được làm việc lâu dài tại cơ sở sản xuất của chị Vân để có thể làm ra nhiều bức tranh gạo hơn nữa trao tay khách hàng”. 

Sau 7 năm khởi nghiệp, nhờ có nguồn vốn của TYM cho vay hàng năm, từ 7 triệu ban đầu đến nay chị đã được vay lên mức 100.000.000đ/lần để tiếp tục đầu tư vào xưởng, mua thêm máy móc thiết bị cao cấp hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. 

Đặc biệt, Hội Phụ nữ và quỹ TYM Sóc Sơn cũng luôn tạo điều kiện hỗ trợ chị Vân trong tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thông qua nhiều chương trình như: Tổ chức triển lãm, phiên trợ xanh và giới thiệu sản phẩm. Đến nay, tranh gạo của chị Vân đã có mặt tại 63 tỉnh thành trong cả nước, và rất nhiều khách quốc tế biết đến qua sự giưới thiệu của TYM nên một số sản phẩm đã được xuất khẩu quốc tế. 

Cô giáo mầm non thổi hồn vào tranh gạo - ảnh 3
Vị khách Philippin bày tỏ sự yêu thích tranh gạo Việt Nam

Với những đóng góp ấy, chị Vân đã được ghi nhận và tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Phụ nữ có sản phẩm sáng tạo Thủ đô năm 2017, Doanh nhân vi mô năm 2018, Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2019, gương Người tốt việc tốt thành phố năm 2021 và chị vinh dự là đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ Hà Nội khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chia sẻ về dự định sắp tới chị Vân cho hay: “Hiện tại tôi đang tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ vừa tạo thêm việc làm cho người lao động, vừa giới thiệu cho bạn bè trong nước và quốc tế biết đến bức tranh làm từ hạt gạo truyền thống của quê hương Việt Nam. Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi cảm thấy rất may mắn vì được TYM hỗ trợ, giúp sức trong suốt quá trình khởi nghiệp. Nhờ có TYM, tôi khởi nghiệp thành công và TYM còn là nhịp cầu nối để khách hàng biết đến tranh gạo của tôi ngày một nhiều hơn”.  

Do được làm hoàn toàn bằng thủ công nên sản phẩm của Cơ sở sản xuất tranh gạo Vân Quân được khách hàng yêu thích, đặc biệt tranh gạo còn được thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao - là một trong những sản phẩm tiêu biểu của xã Đông Xuân. Thời gian qua, cơ sở của chị Vân được nhiều đơn vị đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, những vị khách nước ngoài đặc biệt thích thú khi được trải nghiệm công đoạn làm tranh gạo tại đây. 

Cô giáo mầm non thổi hồn vào tranh gạo - ảnh 4
 Phó Tổng Giám Đốc TYM Trần Thị Thuyết Nhung cùng Đoàn khách Philippin thăm Cơ sở sản xuất tranh gạo Vân Quân

Mặc dù rất bận rộn, nhưng với nghề giáo viên đã gắn bó hơn 20 năm nay, chị Vân luôn dành cho các học trò của mình tình cảm yêu thương nhất, mỗi ngày đến trường với chị là một ngày vui, sự ngây thơ hồn nhiên của trẻ giúp chị ngày càng yêu nghề, mến trẻ. Nhiều năm chị Vân đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố.

Ngoài thời gian lên lớp, chị Vân dành phần lớn thời gian cho công việc sản xuất tranh gạo, tuy nhiên chị vẫn sắp xếp thời gian khoa học để chăm lo cho tổ ấm gia đình luôn hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười. Chị được tặng danh hiệu gia đình công nhân viên chức tiêu biểu cấp huyện năm 2018. Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, bà con hàng xóm chị rất đoàn kết, chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ khi khó khăn, được mọi người tin yêu quý mến, chị xứng đáng với danh hiệu” Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” .

Thành công khởi nguồn từ sự đam mê và sáng tạo, ngắm những bức tranh gạo tự tay mình làm ra, chị Vân cảm thấy  trân trọng hơn công sức của người nông dân và ước muốn những hạt gạo của quê hương mình sẽ theo những bức tranh được xuất khẩu đi khắp thế giới để bạn bè quốc tế biết đến đất nước - con người Việt Nam nhiều tiềm năng. Chắc chắn trong một tương lai gần, tác phẩm tranh gạo được cô giáo Nguyễn Thị Vân thổi hồn vào sẽ vươn tới những tầm cao. 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.