Cuộc hội ngộ xúc động của các nhân chứng lịch sử sau 50 năm

Bài và ảnh: Tùy Duyên
Chia sẻ

(PNTĐ) -Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, từ ngày 15/12/2022 đến hết tháng 2/2023, tại Bảo tàng Chiến thắng B-52 diễn ra triển lãm chuyên đề: “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Triển lãm là dịp tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của lực lượng vũ trang Thủ đô.

Cuộc hội ngộ xúc động của các nhân chứng lịch sử sau 50 năm - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Thơ xúc động rơi nước mắt trước những hiện vật gắn với kỷ niệm của bà và chồng

Nước mắt xúc động của những nhân chứng lịch sử 
Trong ngày khai mạc vào sáng 15/12, triển lãm chuyên đề: “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” được đón các nhân chứng lịch sử - những người có mặt trong trận chiến cách đây 50 năm. Sự hiện diện của họ làm không gian triển lãm bỗng trở nên thiêng liêng, xúc động, khiến người xem cảm thấy những khoảnh khắc lịch sử của 50 năm trước như sống động ngay trước mặt. 

 “Hôm nay, tôi xúc động quá nên đã rơi nước mắt. Đây là giọt nước mắt của xúc động chứ không phải đau khổ nhé” - bà Nguyễn Thị Thơ, từng là pháo thủ số 1 của Hà Nội trong trận chiến “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lau những giọt nước mắt đã tràn khỏi khóe mắt nói. Người chiến sĩ tự vệ năm nào nay đã 76 tuổi cứ bồi hồi đứng trước cụm hiện vật được làm từ xác máy bay địch bị bắn rơi, ở đó có những vỏ đạn, lá thư, vật dụng sinh hoạt… được quy tập tại triển lãm. 

Bà Thơ chỉ vào mấy vật dụng trước mặt, giọng nói hơi run lên: “Đây là mấy cái đĩa để ấm chén, ly cốc ngồi uống nước này, đây là cái chậu ông ấy làm cho tôi để tôi rửa mặt hàng ngày này. Cái chậu này để xuống đất nó kêu như tiếng chuông ấy, âm thật lâu… Tất cả làm bằng xác máy bay. Chúng tôi đã bắn rơi cái máy bay F4 của Mỹ, ông ấy làm mấy cái này để kỷ niệm. Giờ tôi đứng đây, nhìn thấy nó như thấy người. Ông nhà tôi đã mất rồi, tôi nhớ ông ấy lắm…”- bà Thơ hơi nghẹn lại. 

Mỗi một hiện vật tại triển lãm đều là một chứng nhân lịch sử sống động. Trước chiếc chậu rửa mặt được làm từ xác máy bay, cả hồi ức một thời bỗng ùa về không chỉ với bà Thơ mà cả với những người tham quan. Trên chiếc chậu rửa mặt được làm từ xác máy bay, chồng bà Thơ, chiến sĩ Trần Sỹ Khởi đã khắc lên tên mình và tên vợ. Chiếc chậu không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là chứng nhân cho tình yêu của họ - một tình yêu đã kề vai bên nhau góp sức làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vĩ đại. 

Câu chuyện lịch sử ngày ấy đặc biệt sống động, bồi hồi khi những người tham quan triển lãm được gặp bà Phạm Thị Viễn, nữ chiến sĩ Liên đội tự vệ Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng, đội tự vệ quả cảm đã bắn rơi máy bay F-111A “cánh cụp cánh xòe” của Mỹ ngày 22/12/1972, đứng bên bức ảnh nổi tiếng của bà được trưng bày ở cụm hình ảnh về những chiến sĩ tự vệ Hà Nội quả cảm trong chiến dịch. Đó là bức ảnh một cô gái trẻ đội trên đầu vành tang trắng, ánh mắt vừa đau đớn vừa quyết liệt. Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc nữ chiến sĩ Phạm Thị Viễn ngày đó cha vừa qua đời do bom B-52 thả trúng hầm, nhưng đã nén đau thương, đội tang cha tiếp tục chiến đấu. Hình ảnh nữ chiến sĩ Phạm Thị Viễn đã đi vào thơ Tố Hữu, rất nổi tiếng, trở thành biểu tượng của sự quật cường cho người dân và chiến sĩ Thủ đô. Bà Viễn kể, bức ảnh này bà được nhiếp ảnh gia Văn Bảo - phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, người đã chụp ảnh, trao tặng tấm ảnh gốc sau 30 năm. Hiện, tấm ảnh gốc được bà treo tại nhà. 

“Vừa tròn 50 năm, nhìn lại những bức ảnh này tôi thấy như vừa mới ngày nào, những ký ức 12 ngày đêm ấy không thể quên được. Tôi thực sự xúc động khi xem lại các hình ảnh tại triển lãm”- bà Viễn nói. 

Đứng trước những hình ảnh trưng bày trong triển lãm, bà Viễn cùng các nhân chứng lịch sử, cũng là những người đồng đội bồi hồi ôn lại năm tháng hào hùng của 12 ngày đêm khói lửa. Họ bùi ngùi khi nói về những người đã hy sinh, những người không còn nữa… Họ của ngày ấy đều là những chàng trai, cô gái đã trải qua quá trình khổ luyện rất dài, tham gia chiến đấu, ngời ngời sức trẻ với ý chí quyết liệt diệt máy bay thù. Họ tự hào khi đã được góp sức nhỏ vào chiến thắng hào hùng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.  

Bài học lịch sử sống động cho thế hệ trẻ
Mỗi một tấm ảnh, hiện vật… được trưng bày trong triển lãm đều khiến người xem không khỏi xúc động cùng tự hào khi như được chứng kiến lại những khoảnh khắc của 50 năm trước. Giúp người xem được nhìn nhận toàn diện hơn và hiểu hơn về cuộc chiến đấu anh hùng. 

Khá ấn tượng khi triển lãm thu hút đông đảo các em học sinh đến tham quan và chăm chú theo dõi từng hiện vật, đọc kỹ những lá thư để lại… “Bình thường chúng em chỉ được học về sự kiện Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không qua các bài học ở nhà trường. Hôm nay đến đây được tham quan, được thấy được tận mắt những hiện vật như mảnh xác máy bay, thư của các chiến sĩ… em thấy bài học đã học trở nên sống động”- em Đào Huyền Trang, học sinh lớp 11, PTTH Phan Đình Phùng tham dự triển lãm bày tỏ.  

 Triển lãm chuyên đề: “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trưng bày hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật khẳng định vị trí, tầm vóc và giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Trong đó có nhiều hiện vật quý giá mới được các nhân chứng lịch sử, những gia đình của các chiến sĩ trao tặng. Triển lãm được sắp xếp theo 5 chủ đề: Âm mưu của Mỹ; Hà Nội chiến đấu và chiến thắng; Tội ác của Mỹ và sự trừng phạt; Thế giới ủng hộ và ngợi ca chiến thắng; Hà Nội xưa và nay.

Điểm nhấn của triển lãm là làm nổi bật tinh thần quyết chiến quyết thắng, trí tuệ đặc biệt của dân tộc Việt Nam nói chung, của quân dân Thủ đô nói riêng đã làm nên chiến công huyền thoại, tạo bước chuyển quan trọng đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

“Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi là niềm tự hào của quân, dân Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng”- Đại tá Doãn Kim Tuyến, Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội nhấn mạnh tại lễ khai mạc triển lãm.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).